Sẽ không có ai biết được vẻ đẹp của viên ngọc khi nó vĩnh viễn nằm trong đá. Chỉ khi bước ra thế giới, hoà nhập với dòng chảy cuộc sống thì mới thực sự có giá trị. Và ngành du lịch cũng vậy. Trước đây, cách quảng bá thông qua báo chí, tờ rơi hay tham gia các chương trình xúc tiến… phần nào đáp ứng được nhu cầu tham khảo điểm đến. Thế nhưng du khách ngày càng thông minh và sự lựa chọn cũng nhiều hơn. Vậy phải quảng bá địa điểm du lịch mới như thế nào?
MỤC LỤC
- 1. Xây dựng kế hoạch marketing chi tiết
- 2. Hợp tác với Influencers
- 3. Tạo ra những hướng dẫn thú vị
- 4. Giải đáp thắc mắc trên Social Media
- 5. Một chiếc video ấn tượng
- 6. Các chương trình mini game
- 7. Sử dụng đánh giá một cách hiệu quả
- 8. Hãy thể hiện rằng địa điểm du lịch của bạn là độc nhất
- 9. Chú ý đến khách hàng tiềm năng
- 10. Tận dụng tối đa nền tảng di động
- 11. Hãy cho mọi người biết địa điểm du lịch đó có gì mới!
1. Xây dựng kế hoạch marketing chi tiết
Có thể bạn nghĩ đây là bước tất yếu và không cần thiết phải có tên trong danh sách 11 ý tưởng này. Nhưng đôi khi, chính vì điều đó nên nhiều người sẽ vô tình bỏ qua nó mà bắt tay vào tìm chiến lược luôn.
Việc lên kế hoạch marketing chi tiết nên được ưu tiên đầu tiên vì bạn cần bước nền để tạo cơ sở cho các chiến lược con sau này. Nếu không có bước này thì kể cả bạn có tìm ra chiến lược marketing xuất sắc đi nữa bạn sẽ cũng không thể vận dụng chiến lược đó vào quảng bá địa điểm du lịch mới của mình. Có cho mình một kế hoạch chi tiết cũng sẽ giúp bạn dễ dàng theo dõi tiến độ quá trình hơn thay vì suốt ngày phải băn khoăn xem xét hôm nay làm gì và làm như thế nào!
2. Hợp tác với Influencers
Đây luôn là một chiến lược hiệu quả với mọi sản phẩm và du lịch cũng không ngoại lệ. Các influencer luôn sáng tạo ra nội dung cho một phân khúc cụ thể trong một khoảng thời gian nhất định. Và những người theo dõi (followers) họ luôn mong ngóng và vui vẻ đón nhận những nội dung từ các influencer. Và chính lượng người theo dõi này sẽ là một phần khách hàng tiềm năng của bạn.
Vậy bạn cần làm những gì khi triển khai chiến lược này? Việc quan trọng nhất là lựa chọn influencers thích hợp với địa điểm du lịch. Nếu có thể, hãy tìm các influencer có tiếng nói trong ngành. Chẳng hạn như người mẫu Quang Đại, youtuber Khoai Lang Thang, travel blogger Lý Thành Cơ,…Khi đó, các chia sẻ của họ sẽ có sức thuyết phục hơn.
Việc hợp tác với influencer ở mọi ngành nghề đều trong trạng thái win-win (đôi bên cùng có lợi). Dó đó, lợi ích cho influencer càng lớn, địa điểm du lịch sẽ càng được quảng bá nhiều. Ví dụ, nếu đang kinh doanh khách sạn, bạn có thể gửi tặng một vài đêm lưu trú để đổi lấy một video nhận xét trên Youtube của blogger. Còn nếu đang kinh doanh các dịch vụ, bạn có thể thiết kế một trải nghiệm tốt nhất và gần như đắt tiền nhất cho chuyến trải nghiệm của influencer. Và việc này có thể đổi bằng một bài viết trên blog hay nhiều bài post, check-in trên instagram.
Tuy nhiên, đừng chỉ cung cấp trải nghiệm cho họ, bạn phải lên kế hoạch cụ thể để họ có thể dễ dàng quảng bá địa điểm du lịch mới tới các follower. Hợp tác với influencers để tạo ra chiến dịch quảng bá chứ không phải là hợp tác rồi mặc họ muốn quảng bá thế nào cũng được.
3. Tạo ra những hướng dẫn thú vị
Khách du lịch là linh hồn, là lẽ tồn tại của ngành công nghiệp không khói nên nhu cầu và mong muốn của du khách chính là những gì mà chúng ta cần chú trọng.
Đa phần du khách sẽ không hiểu rõ về địa điểm du lịch như người dân bản địa. Trong trường hợp này, những hướng dẫn đầy đủ thông tin chính là điều mà họ cần. Ngắn gọn và dễ hiểu là những gì mà du khách mong muốn từ thông tin hướng dẫn du lịch. Hình ảnh là phần cần được chú trọng nhất. Không nhiều khách du lịch sẽ kiên nhẫn ngồi đọc từng dòng giới thiệu đầy chữ, do đó, điều bạn cần làm là cung cấp cho họ một hướng dẫn với hình ảnh là chủ yếu để họ lướt qua mà vẫn nắm được thứ mình cần.
4. Giải đáp thắc mắc trên Social Media
Trước khi đến bất kì địa điểm nào, du khách cũng sẽ có rất nhiều câu hỏi cần được trả lời. Một cách tuyệt vời để marketing cho địa điểm hay dịch vụ của bạn là tạo các nhóm thảo luận xung quanh chủ đề du khách thắc mắc. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể trả lời các câu hỏi của các khách hàng tiềm năng với những nội dung liên quan đến khu vực của bạn một cách nhanh chóng và chính xác.
Hoặc thay vì bị động đợi chờ đợi một ai đó đặt câu hỏi, bạn có thể sử dụng các ứng dụng theo dõi xu hướng thông tin như VnAlert để nắm bắt các vấn đề du lịch đang được quan tâm hiện nay. Sau đó, chủ động đăng tải các nội dung đó trên các nền tảng social media của mình.
5. Một chiếc video ấn tượng
Mọi thứ hiện nay đều có thể video hóa, do đó, nếu bạn không sử dụng video trong kế hoạch marketing địa điểm du lịch, quả thật là một sự thiếu sót lớn. Video có khả năng truyền tải một lượng lớn thông tin trong khoảng thời gian ngắn. Vì vậy, đây là hình thức tuyệt vời để giới thiệu địa điểm du lịch của bạn đến với du khách.
[FLYCAM] VƯỜN QUỐC GIA BẾN EN – THANH HOÁ
Những thước hình lung linh chính là nơi để thể hiện rằng địa điểm du lịch này có gì nổi bật và có đáng để ghé thăm hay không. Nhưng nhớ rằng đừng quay quá nhiều về các dịch vụ kinh doanh. Khách du lịch có thiên hướng yêu thích những nơi ít bị tác động bởi con người. Một video về con người, cảnh sắc, và không khí về địa điểm du lịch bạn muốn quảng bá sẽ là tấm vé ưu tiên cho bạn khi du khách cân nhắc đến địa điểm du lịch đó.
6. Các chương trình mini game
Hiện nay, trên nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới – Facebook, các doanh nghiệp ngày càng triển khai nhiều mini game dưới dạng “Tham gia thử thách – Nhận quà khuyến mãi”.
Thử thách thường sẽ có yêu cầu chia sẻ về hoạt động trên trang cá nhân của người tham gia. Do đó, đây cũng có thể được coi như một phương thức quảng bá cho địa điểm du lịch. Đổi lại, khi hoàn thành các yêu cầu của thử thách, người tham gia sẽ nhận được vouchers hoặc trải nghiệm thú vị khi du lịch đến địa điểm du lịch đó.
7. Sử dụng đánh giá một cách hiệu quả
Trong khi các influencer ảnh hưởng đến lựa chọn của nhiều người, nhiều du khách lại quan tâm tới đánh giá của những người đã từng du lịch đến địa điểm đó. Những đánh giá này thường khá khách quan thay vì hơi hướng chủ quan như của influencer.
Tất cả các đánh giá trên mọi nền tảng xã hội cần được quan tâm và giải quyết khôn khéo. Bạn có thể sử dụng media monitoring để theo dõi xem đánh giá của du khách về địa điểm du lịch của bạn là tích cực hay tiêu cực để có kế hoạch cải thiện hơn.
8. Hãy thể hiện rằng địa điểm du lịch của bạn là độc nhất
Mỗi điểm đến có một nét đẹp riêng. Chúng ta đều biết điều đó nhưng nếu không quảng bá, đó sẽ vẫn chỉ là nét đẹp riêng không ai quan tâm. Đừng để vẻ đẹp riêng đó bị lãng phí chỉ vì bạn không đầu tư vào quá trình marketing.
Bên cạnh đó, hãy tận dụng sự phổ biến của social media để đưa nét đẹp đó lan truyền đến nhiều du khách dưới nhiều hình thức quảng bá khác nhau như video, hướng dẫn du lịch, trải nghiệm du lịch hoặc chỉ đơn giản là một tấm hình với điều đặc biệt trong đó.
9. Chú ý đến khách hàng tiềm năng
Như bao ngành nghề kinh doanh khác, du lịch cũng có đối tượng khách hàng mục tiêu. Bạn phải xác định được rõ ràng xem dịch vụ của mình phục vụ chính cho đối tượng nào: cá nhân hay tập thể; người già, người trung niên hay người trẻ tuổi;…..
Khi đã xác định được khách hàng mục tiêu, việc tiếp theo cần thực hiện chính là kéo đối tượng lại gần hơn với sản phẩm bằng các dạng quảng cáo đã đề trên. Đây cũng chính là điều cơ bản chi phối kế hoạch marketing của bạn.
10. Tận dụng tối đa nền tảng di động
Trong kỷ nguyên số, di động trở nên phổ biến hơn bao giờ hết và trở thành vật bất ly thân của bất cứ ai. Tính đến cuối tháng 03/2020, Việt Nam có 125,5 triệu thuê bao di động so với hơn 97 triệu dân (theo Tổng cục Thống kê). Trong đó, khoảng 75% Millennials (những người sinh ra từ khoảng năm 1980 đến những năm đầu thập niên 2000) sử dụng điện thoại thông minh để mua sắm trực tuyến nhiều hơn bất kỳ thế hệ nào khác. Thế hệ này được coi là thế hệ bản lề của thời đại mới và đang định hình xu hướng du lịch mới cho những năm sắp đến.
Do đó, cách tiếp cận nhanh và hiệu quả nhất với những khách hàng tiềm năng này chính là trên nền tảng di động. Do đó, bạn hãy chạy các chiến dịch marketing riêng dành cho nền tảng này và đảm bảo website địa điểm du lịch được tối ưu cho thiết bị di động.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể triển khai quảng bá địa điểm du lịch mới trên Instagram với những bức hình chứa đựng thông tin hữu ích giúp du khách dễ định hướng và tiếp cận tốt hơn với dịch vụ và địa điểm du lịch. Những bức hình biết kể chuyện sẽ thu hút sự quan tâm của du khách hơn các tấm ảnh đơn thuần!
11. Hãy cho mọi người biết địa điểm du lịch đó có gì mới!
Một trong những cách tốt nhất để làm nổi bật hơn đối thủ cạnh tranh là truyền tải những điều mới mẻ và thú vị tại địa điểm du lịch của bạn. Vì vậy, hãy thể hiện cho du khách thấy mỗi lần đến là một trải nghiệm mới. Để làm được điều này, dịch vụ địa phương nói chung và các doanh nghiệp nói riêng cần không ngừng cải tiến và sáng tạo. Bên cạnh đó, việc tổ chức các sự kiện mang bản sắc riêng cũng được đánh giá là thu hút.