Nếu có cơ hội du lịch Nhật Bản bạn sẽ đi đâu? Ngoài các thành phố lớn như Tokyo, Osaka, Kyoto, những hòn đảo nhỏ với nét độc đáo riêng biệt cũng dần trở nên nổi tiếng. Đảo Mèo là một ví dụ, vì cảm giác được bao quanh bởi “hoàng thượng” thật sự rất dễ chịu!
Ở Nhật Bản có rất nhiều hòn đảo được mệnh danh là “đảo mèo”. Ngoài phong cảnh tuyệt đẹp, những chú mèo dễ thương có thể nhìn thấy ở khắp mọi nơi khiến tim người tan chảy trong giây lát.
MỤC LỤC
1. Enoshima, tỉnh Kanagawa
Enoshima có đường đi dễ dàng đến Tokyo và phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp nên đã nổi tiếng từ thời Edo. Khung cảnh núi Phú Sĩ từ Enoshima đặc biệt khó quên với cảnh hoàng hôn nghiêng. Trên hòn đảo xinh đẹp này, bạn có thể chiêm ngưỡng những ngôi đền lịch sử, tản bộ qua vườn bách thảo, ngắm nhìn khung cảnh từ ngọn hải đăng hay tận hưởng không khí mát mẻ trong hang động bị sóng biển bào mòn.
Cũng chính vì thuận tiện như vậy nên Enoshima là Đảo Mèo nổi tiếng nhất cả trong và ngoài Nhật Bản. Chỉ có vài trăm cư dân sinh sống trên đảo nhưng có tới gần một nghìn “hoàng thượng”. Trên đường phố, bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy các thùng quyên góp để chăm sóc những chú mèo hoang này.
2. Đảo Taketomi, tỉnh Okinawa
Hòn đảo nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên hoang sơ, bãi biển cát trắng lấp lánh và những ngôi nhà truyền thống của Okinawa. Nơi yên tĩnh cổ kính này có dân số khoảng 300 người và hầu như không có dấu vết của các công trình hiện đại.
Trên hòn đảo nhỏ này, khắp nơi đều có thể nhìn thấy mèo lông xù. Tại Kondoi, bãi tắm nổi tiếng nhất của hòn đảo, rất nhiều chú mèo dễ thương ẩn mình trong bóng râm để tránh nắng.
3. Teshima, tỉnh Kagawa
Teshima thuộc thị trấn Tosho, huyện Masatsu, tỉnh Kagawa, có diện tích 14,5 km2 và dân số khoảng 900 người. Ở trung tâm hòn đảo có Núi Honzan nhìn ra Biển nội địa Seto và dòng nước “Tangaku Shimizu” trong vắt nuôi dưỡng những thửa ruộng bậc thang và những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt vô cùng nổi tiếng của Bảo tàng Nghệ thuật Teshima.
Rất hiếm khi tìm thấy một con mèo ở Teshima sống khốn khổ: con nào cũng có bộ lông óng ả, mập mạp, tai to, chúng sẽ nằm xuống đất đợi vuốt ve khi nhìn thấy con người. Chỉ cần ngồi xuống một quán cà phê ngoài trời trên bãi biển, một con mèo mà bạn chưa từng thấy trước đây sẽ đến gần, trèo vào lòng bạn và ngủ thiếp đi như kiểu đã thân quen từ lâu lắm ♥️
4. Ojima, tỉnh Okinawa
Obu hay Ojima là hòn đảo xa xôi nổi trên biển ở thành phố Nanjo, tỉnh Okinawa. Đi dạo trên đảo, bạn có thể bắt gặp những chú mèo ở mọi “ngã rẽ”: lối vào quán cà phê, trước bậc thềm của đền thờ, trên bãi cỏ trong sân… Những chú mèo như chủ nhân của thành phố, đi “tuần tra” lãnh thổ cả ngày lẫn đêm. Chúng sẽ không quay mông chạy khi có người lạ đến gần nhưng cũng không tỏ ra rụt rè hay hào hứng quá mức khi thưởng thức đồ ăn và sự vuốt ve của hội con sen. Nói chung là chảnh á 🙂
5. Aishima, tỉnh Fukuoka
Aishima nhỏ tới mức bạn có thể đi bộ xung quanh, và hòn đảo chỉ cách cảng cá Shingu ở ngoại ô thành phố Fukuoka 20 phút đi phà nhưng lại có lịch sử lâu đời. Vùng đất này đã được ca ngợi trong Lễ hội Manyoshu và trao đổi văn hóa với Triều Tiên vào thời Edo.
Bởi vì trên đảo chủ yếu là mèo hoang nên đàn mèo phải trông cậy vào sự chăm sóc của người dân địa phương về sức khỏe và chế độ ăn uống. Tuy nhiên, số lượng mèo quá lớn, lượng khách du lịch ngày càng đông khiến việc quản lý và chăm sóc trở nên khó khăn hơn. Người dân luôn chuẩn bị sẵn thức ăn, hộp vệ sinh… nên nếu đến tham quan, bạn cũng không nên cho mèo ăn trên đảo.
6. Tashirojima, tỉnh Miyagi
Hơn 100 con mèo sinh sống hòa thuận với người dân trên đảo. Ở Tashirojima, mèo đã được ngư dân coi trọng từ xa xưa như một linh vật mang lại những mùa đánh bắt bội thu và có riêng một ngôi đền thờ Thần mèo. Ngoài việc chơi đùa cùng hoàng thượng, hòn đảo còn có những con đường mòn đi bộ và khung cảnh đại dương màu xanh coban tuyệt đẹp.
7. Aoshima, tỉnh Ehime
Có diện tích chỉ 0,49 mét vuông, Aoshima trước đây là một hòn đảo không có người ở. Về sau, là ngư trường nên nhiều ngư dân đã đến định cư. Vào lúc đông nhất cũng chỉ có 900 người. Aoshima chủ yếu là miền núi, chỉ có một mảnh đất nhỏ bằng phẳng nên không thích hợp lắm để sinh sống.
Người dân trên đảo thích nuôi mèo. Vô tình, mèo ngày càng nhiều lên và người ngày càng ít. Mặc dù hòn đảo đã trở nên nổi tiếng nhưng không ai có ý định phát triển du lịch thông qua động vật. Họ vẫn sống một cuộc đời bình dị, trên đảo không có xe cộ, cũng không có nhà hàng, cửa hàng hay máy bán hàng tự động. Mỗi ngày vẫn chỉ có hai chuyến thuyền vào hai buổi sáng chiều.
8. Ogijima, tỉnh Kagawa
Hòn đảo nhỏ này nằm ở biển nội địa Seto, cách thành phố Takamatsu khoảng 5 km. Phần lớn hòn đảo là đồi núi nên các tòa nhà dân cư được xây dựng dày đặc trên sườn đồi, cũng là nơi bạn có thể cảm nhận được phong tục cổ xưa và những con hẻm giữa các tòa nhà đan xen nhau như một mê cung!
Trên đảo, bạn sẽ thấy rất nhiều mèo đi dạo trông rất nhàn nhã, cực kỳ thân thiện và nhiều con sẽ bắt đầu cọ sát vào bạn ngay khi bạn dừng bước. Tuy nhiên, việc cho mèo ăn bị cấm ở Ogijima vì lý do sức khỏe, chủ yếu là sợ chúng bị béo phì.
9. Hatsushima, tỉnh Shizuoka
Hatsushima nổi tiếng là hòn đảo có người sinh sống duy nhất ở tỉnh Shizuoka và là hòn đảo nghỉ dưỡng có thể đến được chỉ trong 2 giờ từ Tokyo. Ở đây có nhiều loại hải sản, thực vật cận nhiệt đới, các hoạt động giải trí tự nhiên, nhiều truyền thuyết,… đầy hấp dẫn.
Người dân trên đảo rất hòa thuận với lũ mèo. Những người lái xe luôn đạp phanh và kiên nhẫn chờ đợi khi gặp những chú mèo băng qua đường. Ở không gian ngoài trời như các góc phố, ngõ hẻm, bạn luôn có thể nhìn thấy khung cảnh thực khách dùng bữa và bên cạnh là những chú mèo.
10. Đảo Genkai, tỉnh Fukuoka
Genkai là hòn đảo hình bát ngược nằm gần Cảng Hakata. Nơi đây từng được mệnh danh là “hòn đảo có số lượng mèo lớn nhất Nhật Bản”. Mặc dù bị tàn phá nặng nề bởi trận động đất Fukuoka năm 2005 nhưng số lượng mèo vẫn ngày càng gia tăng.
Với vẻ ngoài lông xù dễ thương và giọng kêu meo meo đi vào lòng người, sự tồn tại mềm mại này được hầu hết cư dân yêu mến. Những chú mèo hoang trên đảo không thuộc về riêng ai mà thuộc về tất cả mọi người. Nhiều em mèo còn có tên riêng, mặc dù chẳng biết ai đã đặt tên cho chúng. Nhưng đó đâu phải điều gì quan trọng.