Huế nổi tiếng với nhiều công trình kiến trúc độc đáo, trong đó phải kể đến nghĩa trang An Bằng – hay còn gọi là Thành phố bóng ma. Những ngôi mộ hàng trăm triệu đến vài tỷ đồng mọc lên như nấm sau mưa. Tại sao một làng chài từng có một thời cơ cực, phải dắt díu nhau đi ăn xin lại trở nên xa xỉ như vậy? Đằng sau những lăng mộ xa hoa nhất Việt Nam là những câu chuyện không phải ai cũng biết.
Nghĩa trang An Bằng nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên thế giới, được người dân trong và ngoài nước nhắc đến với những mỹ từ như “ thành phố bóng ma”, ” thiên đường hầm mộ ” hay “ thành phố của người chết ”. Mặc dù bất cứ một nghĩa trang nào đều không phải là một khu du lịch nhưng nơi này là ngoại lệ!
MỤC LỤC
Tại sao lại là Thành phố bóng ma?
Tọa lạc tại An Bằng – một ngôi làng nhỏ yên tĩnh bên bờ biển Thuận An, nghĩa địa này rộng hơn 40ha hiện có khoảng 10.000 ngôi mộ lớn nhỏ. Đầu những năm 1990, do chính quyền địa phương chưa có quy hoạch cụ thể nên các gia đình đã tự ý thu giữ đất để xây lăng mộ. Mộ trong khu nghĩa trang đủ kích cỡ, hình dáng, diện tích từ 40 – 400 mét vuông.
Nhiều ngôi mộ cao khoảng 7 – 8 m, gần bằng ngôi nhà hai tầng, thậm chí có những ngôi cao tới 10 m. Lăng mộ được bao quanh bởi những ngôi nhà dày đặc, vì thế người ta thường nói ở làng An Bằng, giữa người sống và người chết không còn “ranh giới” nữa.
Nhìn sơ qua cũng có thể nhận thấy được quy mô vô cùng đồ sộ của nghĩa trang An Bằng. Các lăng mộ tại đây đều do con cháu các họ tộc trong làng góp tiền xây dựng. Chi phí trung bình từ 800 triệu đến 2 tỷ đồng, thậm chí có những ngôi mộ lên tới 10 tỷ đồng, còn nguy nga hơn những ngôi nhà hiện đại bây giờ. Chính vì vậy, người dân địa phương đã đặt tên cho nó là “ Thành phố bóng ma ”.
Xem gì ở đó?
Đến nghĩa địa thì còn xem gì ngoài mộ nữa? Thế nhưng lăng mộ ở An bằng không hề tầm thường đâu. Thành phố của những bóng ma sẽ khiến bạn choáng ngợp bởi rất nhiều sư tử đá vương giả và những con rồng, lân, phượng được khảm lấp lánh trên các mái đình. Đó là một sự pha trộn tuyệt vời giữa các kiến trúc khác nhau như Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo, Việt Nam, Trung Quốc và phương Tây.
Sự độc đáo không chỉ ở quy mô của các lăng tẩm mà còn ở kiến trúc xây dựng. Hầu hết các ngôi mộ ở Nghĩa trang An Bằng đều được mô phỏng theo lăng Khải Định. Lăng Khải Định nổi tiếng là nơi có sự pha trộn của nhiều trường phái kiến trúc như Ấn Độ giáo, Phật giáo, La Mã, …nên mộ phần ở đây cũng được thiết kế tương tự như lăng Hoàng đế, cổng tam quan, lợp ngói lưu ly, bia, cột, trụ những thành phố được bao phủ bởi những bức tranh ghép sứ đầy màu sắc.
Bởi sự độc đáo trong hệ thống, kiến trúc và quy hoạch nên nghĩa trang An bằng không chỉ thu hút những du khách có lòng tò mò, can đảm mà còn là nơi các nhà nghiên cứu văn hóa nổi tiếng của Huế thường xuyên lui tới.
Tham quan bằng cách nào?
“Thành phố Bóng ma” cách trung tâm thành phố Huế khoảng 40 km. Địa chỉ cụ thể: Vinh An, Phú Vang, Thừa Thiên Huế. Nếu đang có ý định đặt tour du lịch từ Huế đến nghĩa trang An Bằng, bạn sẽ phải thất vọng. Nói thẳng ra, chưa có công ty lữ hành nào điên rồ đến mức tổ chức cho khác đến nghĩa địa ngắm vài ngôi mộ rồi về. Thế nên chỉ có thể tự thân vận động mà thôi. Cách tốt nhất để đến nghĩa trang là đi xe máy. Bạn có thể thuê xe máy từ Huế với giá khoảng 100k / ngày sau đó chạy xe 30 km đến nghĩa trang.
Lời khuyên là nên bắt đầu chuyến đi của bạn vào khoảng 2 giờ chiều. Bằng cách này, bạn sẽ tránh được thời điểm nóng nhất trong ngày và khi trở về Huế, bạn sẽ được ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trên cánh đồng lúa.
Một số sự thật thú vị về nghĩa trang An Bằng
Vì quy mô khổng lồ và kiến trúc cầu kỳ nên chi phí làm lăng ở nghĩa trang An Bằng rất cao, trung bình khoảng 50.000 đô la / lăng. Có những “siêu lăng mộ” có giá 200.000 USD, phải mất hơn nửa năm xây dựng với hàng chục công nhân mới hoàn thành.
Làm thế nào mà người dân quản lý để xây dựng những ngôi mộ ấn tượng như vậy? Sau khi Việt Nam thống nhất vào năm 1975, nhiều người từ Huế đã rời Việt Nam sang các nước phương Tây. Sau khi tìm được việc làm, họ bắt đầu gửi tiền về nước và người thân của họ đã đầu tư một phần lớn số tiền đó vào việc xây dựng những nơi nghỉ ngơi cho người đã mất này.
Tôn vinh tổ tiên là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt. Đây là lý do tại sao việc xây dựng những ngôi mộ ấn tượng cho những người thân đã khuất không phải là điều gì đó bất thường.
Người Việt Nam chúng ta rất tin tưởng vào thế giới bên kia. Vì vậy, nhiều ngôi mộ được trang bị đầy đủ phòng tắm, bếp và các vật dụng cá nhân.
Mỗi ngôi mộ tại nghĩa trang An Bằng được xây dựng cho cả một gia đình, không riêng một người.
Việc cạnh tranh xây dựng khu lăng mộ to đẹp rất khốc liệt, nhiều gia đình xây xong từ lâu đã phá bỏ ngay khu lăng mộ cũ để cho hoành tráng hơn, đẹp hơn. Nhiều người dù còn sống nhưng đã được xây mộ nên nhiều tấm bia chỉ ghi năm sinh chứ không ghi năm mất vì chủ nhân của nó vẫn còn khỏe mạnh.
Cư dân làng An Bằng gần như kiếm tiền bằng những công việc liên quan đến tu bổ dọn dẹp lăng mộ cho người đã mất. Thế nên, người ta còn gọi đây là nơi “người chết nuôi người sống”.
Sau lăng tẩm Huế , cầu Thanh Toàn, phá Tam Giang hay chùa Thiên Mụ…thì đây là một điểm dừng chân vừa thú vị vừa mang cảm giác thách thức đối với du khách bởi hầu hết các nghĩa trang đều cỏ vẻ rùng rợn và không thân thiện. Nhưng thật ngạc nhiên, An Bằng không như thế. Là một địa điểm hay ho thì đúng hơn!