Cổ tự xứ Huế – chùa Thiên Mụ là một trong những ngôi chùa cổ và đẹp nhất đất cố đô. Đến bây giờ cũng hơn 400 năm thi gan cùng tuế nguyệt, chùa từ lâu đã trở thành biểu tượng của thành phố không chỉ bởi kiến trúc cổ kính vĩ đại mà còn gắn liền với những câu chuyện tâm linh huyền bí.
MỤC LỤC
Thông tin chung về chùa Thiên Mụ
- Vị trí: Làng Hương Long, bờ Bắc sông Hương – Cách trung tâm thành phố Huế 5km
- Giờ mở cửa: 8:00 AM – 6:00 PM
- Phí tham quan: Miễn phí.
Chùa Thiên Mụ xây dựng lần đầu vào năm 1601, sau đó được Hiền Vương (chúa Nguyễn Phúc Tần) cho trùng tu vào năm 1665. Năm 1710, ông đã cho đúc Đại Hồng Chung – một quả chuông bằng đồng khổng lồ có khắc lời dạy. Và đến năm 1714, chùa lại được trùng tu với quy mô lớn hơn và nhiều công trình kiến trúc vĩ đại được bổ sung, bao gồm điện Thiên Vương, các toà Đại Hùng, Thuyết Pháp, lầu Tàng Kinh, phòng Tăng và nhà thiền tôn.
Tuy rằng nhiều trong số những tòa nhà này không còn tồn tại cho đến ngày nay nhưng từ đó, Thiên Mụ được cho là ngôi chùa đẹp nhất xứ Đàng Trong thời bấy giờ.
Lịch sử và truyền thuyết
Năm 1601, chúa Nguyễn Hoàng – vị chúa đầu tiên của nhà Nguyễn ở Đàng Trong (Nam Bộ) cùng với nghĩa quân vào Nam lập nghiệp. Một lần, khi đang cưỡi ngựa ngược dòng sông Hương, ông nhìn thấy một ngọn đồi nhỏ có hình con rồng đang quay đầu lại, là sự kết hợp hài hòa giữa núi và sông. Nó được gọi là đồi Hà Khê.
Người dân địa phương cũng kể rằng có một bà lão mặc quần áo xanh đỏ xuất hiện trên đồi hàng đêm và nói rằng có một vị Chúa thật sẽ đến để xây dựng một ngôi chùa cho sự thịnh vượng của đất nước. Nghe chuyện, ông xin dựng chùa trên đồi, hướng ra sông Hương và đặt tên là Thiên Mụ (có nghĩa là Bà chúa trời).
Vào năm 1904, chùa đã bị hư hại nghiêm trọng bởi một trận bão khủng khiếp, nhiều công trình kiến trúc đã bị đổ nát. Trải qua nhiều lần trùng tu, đến nay chùa Thiên Mụ vẫn còn lưu giữ được những công trình kiến trúc có giá trị như tháp Phước Duyên, Đại Hùng miếu, Địa Tạng, tượng Quan Âm, bia đá, chuông đồng….
Lời nguyền tình yêu ở chùa Thiên Mụ
Ngược dòng lịch sử khi chúa Nguyễn cai trị ở Đàng Trong. Có một cô gái con nhà giàu đem lòng yêu một chàng trai mồ côi và nghèo khó. Do cha mẹ ngăn cấm, họ đã đến chùa Thiên Mụ. Trước những bức tượng phật to lớn, họ đã thề với nhau rằng: Không yêu nhau được thì chết có nhau. Tại bến đò trước chùa, hai người đã tự tử ở sông Hương. Trớ trêu thay, người đàn ông tử vong, cô gái dạt vào bờ biển và được ngư dân địa phương cứu sống. Theo thời gian, cô gái ấy cũng có một cuộc sống mới dù không hề hạnh phúc.
Còn hồn người đàn ông mãi mãi dừng lại bên sông đợi người yêu nhưng không bao giờ gặp được. Vì vậy, anh gieo lời nguyền đến tất cả những cặp đôi nếu đến chùa cùng nhau thì sớm muộn gì cũng chia tay. Ngày qua ngày, hết lần này đến lần khác, nó đã trở thành huyền thoại mà người dân địa phương lại cũng tin là thật.
Xem gì ở chùa Thiên Mụ?
* Tháp Phước Duyên
Từ sông Hương, có thể dễ dàng nhìn thấy tháp Phước Duyên cao 21m, biểu tượng nổi tiếng được chúa Thiệu Trị cho xây dựng vào năm 1844 ở ngay phía trước chùa.
Tòa tháp hình bát giác này được xây bằng gạch đỏ có 7 tầng, mỗi tầng đều có tượng Phật bên trong. Đi vào bên trong tháp, bạn có thể nhìn thấy một cầu thang xoắn ốc dẫn lên tầng cao nhất, nơi trước đây đã trưng bày một bức tượng Phật bằng vàng.
* Chuông Đại Hồng Chung & Rùa khổng lồ
Bên trái tháp Phước Duyên có một quả chuông lớn được đúc năm 1710 dưới thời chúa Nguyễn Phúc Chu. Nó nổi tiếng với kích thước khổng lồ: cao 2,5m và nặng 2.052kg và được coi là một trong những thành tựu nổi bật nhất của nghề đúc đồng thời bấy giờ. Người dân địa phương ví tiếng chuông Thiên Mụ như âm thanh của quê hương, theo dòng sông Hương ra biển, âm vang tâm hồn người dân cố đô.
Bên phải của tháp có một con rùa lớn khắc bằng đá cẩm thạch. Rùa là một trong 4 loài vật linh thiêng ở Việt Nam, biểu tượng của sự trường thọ và học hành. Tấm bia trên lưng rùa là kỷ vật chúa Nguyễn Phúc Chu tu bổ, có từ năm 1715.
* Cổng Tam quan & Điện thờ Đại Hùng
Bước qua cổng tam quan với 12 vị thần hộ mệnh, bạn sẽ đến được chính điện của chùa – điện thờ Đại Hùng. Ngôi đền tôn nghiêm mà mọi người cầu nguyện và thờ ba bức tượng Phật, biểu tượng của quá khứ, hiện tại và tương lai, ba kiếp của con người. Nơi đây cũng là nơi thờ tự của các nhà sư theo đạo Phật.
* Xe Austin bất tử & Lăng Thích Đôn Hậu
Đi bộ ra sân sau, bạn sẽ thấy một khu vườn xinh đẹp yên bình với rất nhiều loại cây cổ thụ và bonsai xanh mướt. Nơi đây có di tích chiếc ô tô màu xanh Austin – chiếc xe “bất tử” gắn liền với cố Hòa thượng Thích Quảng Đức khi đây chính là phương tiện chở Người ra nơi tự thiêu để phản đối chính sách đàn áp Phật tử của chế độ Ngô Đình Diệm năm 1963.
Hơn nửa thế kỷ trôi qua, chiếc xe này đã trở nên cũ kỹ, hoen rỉ nhưng vẫn sống mãi trong lòng người dân Huế bằng tình yêu và niềm tự hào dân tộc.
Cuối vườn là lăng mộ trụ trì chùa Thiên Mụ nổi tiếng – cố Hòa thượng Thích Đôn Hậu, người đã cống hiến cả cuộc đời mình cho các hoạt động từ thiện.
Đến chùa Thiên Mụ bằng cách nào?
Chùa Thiên Mụ cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km nên bạn có thể đến bằng xe máy, xe đạp hoặc taxi. Nhưng lời khuyên là bạn nên đi thuyền rồng tại bến tàu Tòa Khâm, dọc theo dòng sông Hương hiền hòa và xuống bến cuối là chùa để cảm nhận hết vẻ đẹp cổ kính mà lãng mạn của đất cố đô. Vì là nơi linh thiêng nên khi vào chùa nhớ ăn mặc lịch sự, tránh mặc váy ngắn, áo sát nách, không gây ồn ào, tôn trọng các giá trị văn hóa lịch sử.
Đến với chùa Thiên Mụ, bạn sẽ được thưởng ngoạn cả cảnh sắc và kiến trúc truyền thống đặc trưng của các ngôi chùa Huế. Nhờ nằm ở vị trí cao, chùa có tầm nhìn bao quát ra cả dòng chảy của sông Hương và những vùng lân cận. Được bao phủ bởi những cây thông và ao nhân tạo tinh tế, công trình tôn giáo này mang đến một cảm giác yên bình, linh thiêng khó tìm thấy ở bất kỳ nơi nào khác.
Bạn nên đến thăm chùa vào buổi sáng sớm để ngắm nhìn khởi đầu tươi mới của các hoạt động thường ngày hoặc buổi chiều để ngắm cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp trên sông Hương. Bạn có thể kết hợp tham quan chùa Thiên Mụ với Hoàng thành, Điện Hòn Chén, lăng Minh Mạng, Chùa Huyền Không hay lăng Tự Đức.