Với những người mới chỉ đi những chặng bay thẳng thì có lẽ khái niệm về transit sẽ khá là mới mẻ. Nhận thấy group mình các bạn đang quan tâm rất nhiều về vấn đề này nên hôm nay, mình sẽ chia sẻ một chút kinh nghiệm để giải đáp thắc mắc cho các bạn về transit Châu Âu nhé. Mình nghĩ bài viết này sẽ khá có ích đó 😉
MỤC LỤC
Quá cảnh (transit) là gì?
Transit hay chuyến bay quá cảnh là chặng bay không phải chuyến bay có hành trình đi thẳng từ điểm khởi hành tới điểm đến, mà chuyến bay của bạn sẽ có từ 1 – 3 điểm dừng tại các sân bay trung chuyển. Thông thường, thời gian quá cảnh mà khách hàng phải đợi ở sân bay không cố định, có thể 1 – 2 tiếng hoặc 6 – 8 tiếng tuỳ vào hãng bay mà bạn lựa chọn.
Nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa các chuyến bay quá cảnh và chuyến bay chuyển giao. Trên thực tế, chuyến bay chuyển giao (Transfer) là chuyến bay sẽ có nhiều điểm trung chuyển, sau khi làm thủ tục check-in xong, bạn sẽ lên một chuyến bay khác vì chuyến bay đầu tiên không khai thác điểm đến của họ.
Lấy hành lý ở nước transit
Ở nước khởi hành, nhân viên sẽ hỏi bạn có muốn check in hành lý tới nước cuối cùng hay không và mình thường chọn có. Theo mình thì việc kéo ra kéo vô hành lý rất bất tiện và không cần thiết lắm vì đa số thời gian ở các nước quá cảnh thường chỉ có vài tiếng. Nếu cần thì hãy chuẩn bị riêng 1 chút đồ đạc cần thiết để riêng ra túi xách theo mình cho khoảng thời gian quá cảnh ấy nha.
Trường hợp cần xin visa transit châu Âu
Trong trường hợp bạn không có nhu cầu ra khỏi sân bay, mà chỉ ở đó đợi chuyến bay tiếp, bạn không cần visa transit. Tuy nhiên, nếu sân bay cho chuyến tiếp theo của bạn ở sân bay khác và buộc phải đi ra ngoài thì bạn sẽ cần kiểm tra xem passport của mình có được miễn visa ở nước đó hay không.
Nếu bạn đi Thai Airways, Singapore Airlines quá cảnh ở Singapore hay Thái Lan thì cứ ra thoải mái. Còn những nước khác bạn cần tìm hiểu xem công dân Việt Nam có nằm trong danh sách được miễn visa quá cảnh khi đi qua các sân bay của nước đó không. Khi đi các nước Châu Âu cần quá cảnh (thường không miễn visa quá cảnh cho người Vn), mình thường chuẩn bị visa transit từ trước vì mình thích ra ngoài đi day tour.Tuy nhiên, nếu bạn chỉ có tầm 2 tiếng quá cảnh thì đừng nhọc công ra ngoài làm gì.
Trong sân bay có phòng nghỉ ghế ngả, nam riêng, nữ riêng ko mất tiền, bạn cứ đi nhìn phòng nào toàn ghế nằm ngả xem đúng giới tính thì vào, ghế nào trống thì nằm. Thậm chí dù có tới 6 tiếng quá cảnh thì cũng không nên vì chừng đó cũng không đủ chơi quá nhiều, trừ khi bạn muốn có thêm dấu mộc trên passport… Tốt nhất nếu có tầm 8 tiếng trở lên thì hãy nghĩ đến việc xin visa transit và điều quan trọng cần để ý là sân bay của bạn có gần trung tâm thành phố không nữa nhé. Đừng để dành tận 3 – 4h chỉ để di chuyển từ sân bay đến chỗ chơi và ngược lại, nhớ tính cả thời gian cần có mặt sớm để vào bên trong quầy lên máy bay nữa đó.
Đăng ký city tour
Mình tận dụng triệt để khoản thời gian quá cảnh quý báu để khám phá thêm một thành phố nữa. Hồi quá cảnh ở Istanbul, mình bay bằng Turkish Airlines và chuyến tham quan quanh thành phố này là hoàn toàn miễn phí. Tất cả các khoản chi phí là đều do hãng hàng không tài trợ cho đến khi hộ tống bạn về sân bay. Này là miễn phí full combo hướng dẫn viên, xe di chuyển, vé vào bảo tàng và các bữa ăn,… ấy nhé xịn k :)))
Có khá nhiều lựa chọn cho city tour cả về thời gian và độ ngắn dài của từng tour. Chỉ cần có mặt trước 30 phút để đăng ký là bạn đã có một buổi tham quan không mất phí. Nhớ là bạn vẫn phải xin visa hoặc e-visa Thổ Nhĩ Kỳ đấy nhé nhưng đừng lo lắng việc xin e-visa rất đơn giản qua trang chính thức evisa.gov.tr/fr nếu bạn đã có visa Schengen.
Mua sắm tại nước transit để được miễn thuế
Khi ra ngoài mua sắm rồi vào bay tiếp vẫn có thể xin hoàn thuế ở hải quan nhé nên cứ yên tâm đi chơi mua sắm rồi quay về sân bay lấy tìn kkkk. Nhưng hãy nhớ hỏi nhân viên bán hàng kiểm tra hộ bạn về quy định hàng hóa khi lên máy bay nhất là mặt hàng rượu và thuốc lá. Ví dụ bay về Việt Nam cho đem 2 chai rượu, nhưng Trung Quốc chỉ cho đem 1 chai và mỗi nước cũng sẽ khác nhau.