Không từ ngữ nào có thể mô tả rõ ràng về Kỳ tích sống của Quảng Trị anh hùng hơn bộ phim “Địa đạo Vịnh Mốc – thế giới bên dưới chiến tranh” nổi tiếng của đạo diễn Janet Gardner. Những tháng ngày bom đạn đã lùi xa và như bao chứng nhân lịch sử khác, địa đạo đã trở thành một phần không thể lãng quên trong cuộc kháng chiến trường kì của dân tộc.
Trên con đường rợp bóng cây xanh của hiện tại, có lẽ ít ai biết rằng ngay dưới chân mình là một “thế giới” ngầm của quân và dân Vĩnh Linh trong những năm đạn bom không ngừng rơi đó…
MỤC LỤC
Thông tin chung về địa đạo Vịnh Mốc
- Địa chỉ : Thôn Vịnh Mốc, xã Kim Thạch, huyện Vĩnh Linh, Quảng Trị
- Giờ mở cửa: 7.00 sáng – 5.00 chiều
- Phí tham quan: 40.000VNĐ / người
Địa đạo Vịnh Mốc cách biển Cửa Tùng 7 km về phía Bắc. Từ thành phố Đông Hà, bạn chỉ mất hơn 1 giờ chạy xe theo quốc lộ 1A theo hướng Bắc rồi rẽ vào một con đường nhỏ ra biển để đến đây mà thôi.
Công trình nằm trong lòng đồi bazan đỏ chạy sát mép biển bắt đầu tiến hành năm 1965 và hoàn thành vào ngày 18 tháng 2 năm 1966. Đây có thể xem là Khu phi quân sự (DMZ) gần cầu Hiền Lương, nơi được xác lập là ranh giới phân chia giữa Bắc và Nam Việt Nam trong gần 22 năm từ tháng 7 năm 1954 đến năm 1976.
Lịch sử xây dựng địa đạo
Cái tên ban đầu của địa đạo là hầm Sơn Vinh. “Sơn” có nghĩa là núi và “Vinh” không chỉ dùng để chỉ Vịnh Mốc, mà còn là người Vĩnh Linh. Trong thời kỳ chiến tranh, khi quân Mỹ ném bom dữ dội vào phía bắc năm 1966, người dân huyện Vĩnh Linh đã bắt đầu đào xuống đất đá ong đỏ liên tục trong vòng 2 năm. Các đường hầm chủ yếu được xây dựng để trú ẩn cho phần lớn dân cư làm việc trên tuyến đường tiếp vận từ các đảo Cồn Cỏ nằm ngoài khơi 28 km.
Một số đường hầm đã chứa cả ngôi làng nằm ngay ven biển với dân số 600 người & 17 đứa trẻ đã được sinh ra. Năm 1972, dân làng Vĩnh Mốc cuối cùng đã có thể từ bỏ sự tồn tại dưới lòng đất để xây dựng lại cuộc sống ở một thế giới trời quang mây tạnh, không còn mỗi ngày đều lo lắng tiếng đạn bom.
Kiến trúc địa đạo Vịnh Mốc
Địa đạo được xây dựng theo 3 tầng khác nhau, tổng chiều dài gần 2.000 m với 6 lối lên đỉnh đồi và 7 lối xuống biển Đông, 3 giếng thông gió. Các cửa hầm đều có cột gỗ chống sập, chống sạt lở, được ngụy trang kín đáo, dốc theo hướng gió, đảm bảo thông thoáng.
+ Tầng thứ nhất, 12 và 15 mét dưới mặt đất, là nơi dân thường sinh sống.
+ Tầng thứ hai, ở độ sâu 18 mét, làm trụ sở Đảng ủy, Ủy ban nhân dân, Bộ chỉ huy quân sự.
+ Tầng thứ ba cách mặt đất 22m làm kho hậu cần, lương thực, đạn dược cho đảo Cồn Cỏ và quân dân trong hầm.
Mặt bằng địa đạo được đào cao hơn 5m so với mực nước biển, nghiêng từ Nam ra Bắc từ 8 – 120 độ, từ Tây sang Đông để thoát nước dễ dàng, không bị kẹt trong lòng hầm.
Có thể nói, địa đạo Vịnh Mốc là một ngôi làng dưới lòng đất với đầy đủ tiện nghi như phòng cho từng gia đình, giếng nước ngọt, kho chứa gạo, bếp Hoàng Cầm, chòi canh, trạm điện thoại, bệnh xá, phòng mổ, các phòng nội trú, nhà tắm, v.v.
Bên trong địa đạo còn có hội trường dùng làm nơi hội họp, biểu diễn, chiếu phim với sức chứa lên đến 50 người.
Địa đạo Vịnh Mốc được đánh giá là công trình tiêu biểu của hệ thống địa đạo làng Vĩnh Linh. Địa đạo được bắt đầu từ các giếng, sau đó được tỏa ra thành các đường hầm. Các đường hầm thường chạy ngoằn ngoèo, theo hình chữ Z để tạo thành những nếp gấp kiên cố, dùng tường đất chắn đường đi của bom nổ.
Trong gần 2.000 ngày đêm tồn tại, trong đường hầm không có ai bị thương và có 17 em bé được sinh ra. Điều đó đủ chứng minh giá trị, ý nghĩa của địa đạo Vĩnh Mốc và sự kỳ diệu của vùng đất và con người linh thiêng nơi đây.
Điều đặc biệt là người chỉ huy công trình – Trung tá Lê Xuân Vy khi đó mới học hết cấp 1. Ông vừa bảo toàn được mạng sống giữa chảo lửa đạn bom vừa tổ chức xây dựng trong cuộc chiến tranh phá hoại bằng phi pháo của kẻ thù.
Làm thế nào để đến địa đạo?
Địa đạo Vịnh Mốc được lựa chọn là điểm dừng chân của du khách đi từ Quảng Bình đến Huế hoặc các chuyến du lịch trong ngày từ thành phố Huế bên cạnh nhiều di tích lịch sử nổi tiếng khác như Thành cổ Quảng Trị, Căn cứ chiến đấu Khe Sanh, cầu Hiền Lương, sông Bến Hải…
Vĩnh Mốc cách thành phố Đồng Hới 90 phút lái xe (80km) hoặc Quảng Bình 2 giờ (114km) nếu bạn đi ô tô / xe riêng.
Điểm rẽ đi Vĩnh Mốc từ Quốc lộ 1 cách sông Bến Hải tại thôn Hồ Xá 6,5km về phía Bắc. Đi theo con đường này về phía đông 13km. Xe đưa đón du lịch chạy giữa Phong Nha / Đồng Hới và Huế, sau đó bạn có thể tiếp tục bắt taxi để tham quan Vịnh Mốc và sông Bến Hải.
Nếu bạn có kế hoạch đến thăm khu vực này thì lời khuyên là nên đặt tour qua một công ty lữ hành uy tín để được sắp xếp dịch vụ chu đáo cũng như có hướng dẫn viên kể lại những câu chuyện bi hùng về lịch sử.
Địa đạo Vịnh Mốc hay Địa đạo Củ Chi?
Về cấu trúc hay diện tích, rõ ràng Vịnh Mốc không so sánh được với siêu địa đạo. Tuy nhiên, mỗi địa đạo đều có chức năng nhất định. Địa đạo Củ Chi được sử dụng trong tình huống chiến đấu, ngược lại địa đạo Vịnh Mốc được sử dụng làm hầm trú bom vĩnh viễn, cả một làng sống trong đó.
Nhưng có một điều không bao giờ thay đổi, đó là công sức, máu của quân dân ta thấm từng giọt vào lòng đất để tạo nên bao kỳ tích anh hùng. Nên sẽ tuyệt vời hơn là so sánh nếu bạn ghé thăm cả hai Di tích lịch sử để thấy được sự khác biệt cũng như tìm hiểu vai trò không thể thay thế trong những tháng năm hoa lửa vì mỗi đường hầm đều có giá trị riêng.
Bên dưới lòng đất chưa bao giờ là nơi phù hợp để con người sinh sống. Chật chội, thiếu ánh sáng, vệ sinh không đảm bảo,…chỉ là một vài trong số vô vàn điều kiện khắc nghiệt mà hơn 1.200 cư dân đã từng chịu đựng, đó là chưa kể để xây dựng được hệ thống 114 đường hầm được tìm thấy ở huyện Vĩnh Linh cần có sự hy sinh của rất nhiều người nữa.
Là di tích lịch sử có giá trị đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh lịch sử cũng như lòng yêu nước, bản lĩnh và sức sáng tạo của nhân dân Việt Nam, địa đạo Vĩnh Mốc ấn tượng sẽ rất đáng để bạn ghé thăm!
Ghé thăm để hiểu, thời hoa lửa ấy, rốt cục đất nước của chúng ta đã trải qua như thế nào vậy?