• Hợp tác cùng Du lịch tử tế
  • Liên hệ
Thứ Tư, Tháng Hai 8, 2023
  • Login
Du lịch tử tế
Advertisement
  • Home
  • Việt Nam của tôi
  • Vòng quanh thế giới
  • Toplist
  • Tips
  • Video
  • Góc bán tour
  • En
No Result
View All Result
  • Home
  • Việt Nam của tôi
  • Vòng quanh thế giới
  • Toplist
  • Tips
  • Video
  • Góc bán tour
  • En
No Result
View All Result
Du lịch tử tế
No Result
View All Result

Sau hơn 1000 năm, thủ đô Ai Cập không còn là Cairo nữa!

by Du lịch tử tế
0 0
0
Home Hot News
Share on FacebookShare on Twitter

Theo kế hoạch của Tổng thống đương nhiệm Sisi, Ai Cập sẽ chính thức bắt đầu thủ tục di dời dần các trung tâm hành chính và văn phòng chính phủ trong tháng 12 để đến thủ đô mới xây cách Cairo 45 km về phía đông. Cairo sẽ không còn là thủ đô Ai Cập nữa, mặc dù đã tồn tại với tư cách này hơn 1.000 năm.

thủ đô mới của Ai Cập
Bản đồ khái niệm về thủ đô mới của Ai Cập.

Ý tưởng ban đầu cho việc di dời thủ đô bắt đầu từ năm 2015 và chính thức được thực hiện vào năm 2017. Thủ đô mới có tổng chi phí ~ 58 tỷ đô la Mỹ, tổng diện tích 714 km vuông bao gồm các văn phòng chính phủ, khu thương mại, khu ngoại giao và có thể chứa 6,5 ​​triệu dân.

MỤC LỤC

  • Từ “Mẹ của thành phố” đến thủ đô ổ chuột
  • Tại sao phải dời đô?
  • Thủ đô Ai Cập mới có gì?
  • Có thực sự là “Khu vườn mới” của người giàu?

Từ “Mẹ của thành phố” đến thủ đô ổ chuột

Chính thức được thành lập vào năm 969 Sau Công Nguyên, Cairo là một trong những nơi sản sinh ra 4 nền văn minh lớn của nhân loại đồng thời là trung tâm chính trị, văn hóa của thế giới Hồi giáo ngày nay. Người Ai Cập cổ đại gọi Cairo là “Mẹ của thành phố”, tượng trưng cho sự thịnh vượng và phồn vinh vào thời kỳ này.

Cairo thực sự rất may mắn vì chưa bao giờ gặp phải một cuộc chiến tranh tàn khốc nào, điều này đã giữ được hầu hết các tòa nhà lịch sử tồn tại cho đến tận bây giờ, một số thị trấn thậm chí còn nguyên vẹn phong cách thời Trung cổ. Hiện tại, Cairo có 600 tòa nhà cổ kính và hơn 250 nhà thờ Hồi giáo với vô số các tháp nhỏ. Vì lý do này, Cairo còn được gọi là “Thành phố của Ngàn Tháp”.

thủ đô cairo ai cập
Cairo là cửa ngõ dẫn đến một số di tích lâu đời nhất, lớn nhất và bí ẩn nhất của thế giới cổ đại.

Tuy nhiên, kể từ khi bước sang thế kỷ 21, những vấn đề xã hội đã khiến thành phố thành phố cổ kính với lịch sử 1.400 năm này ngày càng trở nên nặng nề hơn.

Theo số liệu do Ngân hàng Thế giới công bố, 60% dân số Ai Cập là người nghèo hoặc có hoàn cảnh khó khăn, và khoảng cách giàu nghèo ngày càng nghiêm trọng, và đương nhiên rõ rệt nhất là ở thủ đô. Ngoài ra, rác thải tích tụ ở hai bên đường phố ở Ai Cập lâu ngày không được dọn dẹp, một số khu nhà thậm chí còn không có cống thoát nước… Tất cả những điều này đã khiến môi trường sống của người dân Cairo ngày càng xấu đi.

Nhà thờ Hồi giáo Al-Azhar
Ngay bên cạnh Nhà thờ Hồi giáo Al Azhar chính là khu ổ chuột lớn nhất Ai Cập.

Không chỉ vậy, Cairo còn có 4 khu ổ chuột lớn nhất Ai Cập với tổng dân số hơn 3 triệu người, trong đó “Thành phố của người chết” có dân số 1 triệu người. Đau lòng hơn, khu ổ chuột này chỉ cách khu Nhà thờ Hồi giáo Al-Azhar chỉ 200 m, nơi giới thượng lưu sống trong những biệt thự và cung điện xa hoa lộng lẫy.

* Al-Azhar: nhà thờ Hồi giáo đầu tiên ở Ai Cập và là biểu tượng đạo Hồi của đất nước này.

Tại sao phải dời đô?

Theo dữ liệu của Tạp chí Dân số Thế giới, Cairo có dân số 21,32 triệu người vào năm 2021, đứng thứ sáu về dân số đô thị trên thế giới với mật độ ~ 19.376 người/1 km2, cao hơn nhiều so với thành phố đông đúc nhất Trung Quốc – Thâm Quyến.

Mà theo thống kê chính thức của Ai Cập, Cairo chỉ có thể chứa tối đa 8 triệu người. Điều nghiêm trọng hơn là dân số Cairo chưa có dấu hiệu dừng lại. Theo số liệu do Liên Hợp Quốc công bố, số lượng cư dân ở Cairo đã tăng thêm 500.000 người vào năm 2017, ước tính đến năm 2050 sẽ vượt quá 40 triệu người.

cairo ai cập
Tình trạng quá tải về mọi mặt ở Cairo ngày càng nghiêm trọng.

Sự gia tăng dân số nhanh chóng đã mang lại áp lực khủng khiếp cho Cairo. Hơn 10 triệu người hiện đang sống ở các công trình xây dựng bất hợp pháp với điều kiện rất tồi tệ và một số lượng lớn các công trình tư nhân đã làm mất trật tự thành phố. Vào giờ cao điểm, tình trạng kẹt xe trên các tuyến đường chính trong đô thị rất nghiêm trọng. Vào mùa hè, tình trạng thiếu điện cũng đã khiến Cairo buộc phải cắt điện.

Dân số tăng nhanh cũng dẫn đến vấn đề việc làm trong khi Ai Cập vốn dựa vào dầu mỏ và tài nguyên du lịch để phát triển nền kinh tế. Làm thế nào để giảm bớt tình trạng quá tải về mọi mặt ở Cairo đã trở thành ưu tiên hàng đầu trong quá trình phát triển đất nước. Vì mục tiêu này, chính phủ Ai Cập quyết định sử dụng nhiều nguồn lực hơn để nuôi sống người dân Cairo, bao gồm cả việc thành lập thủ đô mới.

Thủ đô Ai Cập mới có gì?

Những người ủng hộ việc di dời tin rằng thủ đô mới có quy mô gấp đôi Cairo và là cách tốt nhất để giải quyết vấn đề giao thông, đói nghèo, bất ổn xã hội của thành phố lịch sử này và thúc đẩy nền kinh tế chung. Theo chính phủ Ai Cập, thủ đô mới sẽ cung cấp thêm khoảng 2 triệu việc làm.

Ngoài ra, thủ đô Ai Cập mới có một cảm giác công nghệ mà Cairo không có.

thủ đô Ai Cập mới
Sự tương phản giữa Cairo và thủ đô Ai Cập mới.

Theo kế hoạch, thủ đô Ai Cập mới sẽ sử dụng công nghệ truyền thông 5G để phủ sóng mạng không dây quy mô lớn thông qua các phương tiện công cộng như đèn đường. Thành phố được trang bị 6.000 camera để giám sát tình trạng giao thông của từng con đường, ngăn chặn các hoạt động tội phạm.

Không chỉ vậy, các tòa nhà chính cũng sẽ được trang bị hệ thống kiểm soát nhiệt độ tự động để ứng phó với biến đổi khí hậu, xe buýt công cộng chạy bằng khí đốt tự nhiên và áp dụng phương thức thanh toán điện tử. Ngoài ra, khu thương mại trung tâm của thủ đô mới cũng sẽ có 20 tòa nhà cao tầng, trong đó một công trình sẽ là tòa nhà chọc trời cao nhất châu Phi trong tương lai với chiều cao dự kiến ​​385,8 mét.

thủ đô mới của ai cập
Dự án bốn tòa nhà chọc trời ở thủ đô mới.

Có thực sự là “Khu vườn mới” của người giàu?

Mặc dù thủ đô mới được truyền thông hết lời ca ngợi nhưng thực tế vẫn còn rất nhiều vấn đề ở nơi được gọi là tương lai của Ai Cập. Sự tái phát của đại dịch toàn cầu đã làm trì hoãn tiến độ xây dựng. Do đó, kế hoạch ban đầu của chính phủ Ai Cập về việc chuyển đến thủ đô mới vào năm 2020 phải hoãn lại đến tận cuối năm 2021.

Ngoài ra, giá nhà trước khi bán hiện tại ở thủ đô mới là quá đắt, vượt quá tầm mà người dân Ai Cập bình thường có thể mua được. Một căn hộ 2 phòng ngủ được bán với giá khoảng 50.000 USD – con số khổng lồ đối với một đất nước có thu nhập bình quân đầu người hàng năm khoảng 2.800 USD. Nhiều người dân tin rằng thủ đô mới chỉ phục vụ giới thượng lưu, bởi gần 1/3 người dân nước này sống dưới mức nghèo khổ.

Đồng thời, chi phí đi lại giữa Cairo và thủ đô Ai Cập mới cũng khiến hầu hết cư dân định cư ở Cairo không muốn đến thủ đô hành chính mới để làm việc, bao gồm cả nhân viên đại sứ quán các nước hiện đang ở Cairo.

thủ đô ai cập mới
Thủ đô hành chính mới (NAC) mọc lên từ sa mạc.

Theo báo cáo của các phương tiện truyền thông địa phương, hiện có 40 quốc gia đồng ý đệ trình yêu cầu chuyển đại sứ quán đến thủ đô hành chính mà chỉ 5 quốc gia thực sự chuyển địa điểm. Một số đại sứ quán bắt đầu đặt câu hỏi về tính khả thi của thủ đô mới.

Điều đáng nói, thủ đô mới của Ai Cập là một khu vực bán sa mạc cũng sẽ sử dụng nguồn nước khan hiếm của Cairo. Hai trạm nước được sử dụng để xây dựng thủ đô mới cần khoảng 200.000 mét khối nước được hút từ Cairo mỗi ngày. Sau khi hoàn thành dự án, ước tính 1,5 triệu mét khối nước sẽ được sử dụng mỗi ngày, điều này sẽ càng bóp chặt không gian sống của Cairo cũ.

Nhìn vào thực tế, khi xã hội càng phát triển thì các thành phố cổ xưa đã không còn là nơi tốt nhất để an cư hay lập nghiệp nữa bởi có quá nhiều vấn đề từ hàng nghìn năm mà cứ đụng vào thì như kiểu phá bỏ đi quá khứ huy hoàng đấy. Có lẽ sau hơn 1000 năm, cũng đã đến lúc Cairo nên trở thành một cố đô lịch sử, như cái cách Kyoto đã từng rồi.

Tags: Cairodu lịch ai cậpthế giớithủ đô Ai Cậpthủ đô Ai Cập mớithủ đô mới của Ai Cậptin tứctin tức du lịch

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Timeride cung cấp Trải nghiệm thành phố Frankfurt lịch sử bằng VR
Tin tức

Du lịch ảo – thú vị nhất thời của công nghệ hay thực sự là tương lai?

Xu hướng du lịch Làm việc từ mọi nơi
Tin tức

TOP 5 XU HƯỚNG DU LỊCH NĂM 2023

Nam Phi có gì đặc biệt
Vòng quanh thế giới

Nam Phi có gì đặc biệt? 10 sự thật này sẽ khiến bạn ngạc nhiên!

Việt Nam Kazakhstan mở đường bay thẳng
Tin tức

Vietjet Air khai thác đường bay thẳng Việt Nam Kazakhstan

chi phí du lịch Bali tự túc
Review nè!

Du lịch Bali tự túc hết bao nhiêu tiền?

quảng bá địa điểm du lịch mới Vườn quốc gia Bến En
Tin tức

11 ý tưởng không thể bỏ qua khi quảng bá địa điểm du lịch mới

Load More
Next Post
Chợ Giáng sinh Dresden, Đức

Top 20 khu chợ Giáng sinh đẹp nhất Châu Âu

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cúc họa mi tháng 10

Hà Nội 12 mùa hoa có lẽ không chỉ là tên một bài hát!

Phố cổ Hoa Lư Ninh Bình

Phố cổ Hoa Lư Ninh Bình A – Z: Bản đồ, Vé vào cổng, Hoạt động…

khám phá bí mật tam giác vàng

Khám phá bí mật Tam giác Vàng – nỗi khiếp sợ của cả thế giới!

Thế vận hội mùa đông đầu tiên

Thế vận hội mùa đông đầu tiên – Olympic 1924 được tổ chức ở đâu?

Lễ hội bia Oktoberfest

Không chịu cũng phải chịu: Lễ hội bia Oktoberfest 2021 của Đức lại bị hủy

review du lịch Mù Cang Chải 2N2Đ

REVIEW DU LỊCH MÙ CANG CHẢI 2N2Đ CHỈ VỚI 1TR5 – THÁNG 9 NÀY NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐI ĐỂ NGẮM LÚA!

Tàu hũ nóng cô Hiệp

5 món ăn dân dã của Sài Gòn nhưng ‘hiếm có khó tìm’ ở Hà Nội

Mount Titano

1 day in San Marino Italy – Europe’s tiniest country 🇸🇲

Thời tiết Phan Thiết theo mùa, theo tháng

Thời tiết Phan Thiết theo mùa, theo tháng & khi nào đẹp nhất?

Du lịch Campuchia mặc gì

Du lịch Campuchia mặc gì vừa thoải mái mà lại thu hút mọi ánh nhìn???

Du lịch Hà Khẩu Trung Quốc

Du lịch Hà Khẩu Trung Quốc – Chuyến “xuất ngoại” chỉ với ~500k

Kinh nghiệm du lịch đảo Phú Quý

Kinh nghiệm du lịch đảo Phú Quý – vùng đất của sự yên bình

    • Hợp tác cùng Du lịch tử tế
    • Liên hệ
    Du lịch tử tế

    © 2020 by Du lịch tử tế.

    Email: admin@dulichtute.com - Fanpage: Du lịch tử tế

    • Về chúng tôi
    • Hợp tác cùng Du lịch tử tế
    • Liên hệ

    Bạn ơi, kết nối nhé ♥️

    No Result
    View All Result
    • Home
    • Việt Nam của tôi
    • Vòng quanh thế giới
    • Toplist
    • Tips
    • Video
    • Góc bán tour
    • En

    © 2020 by Du lịch tử tế.

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms below to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In