• Hợp tác cùng Du lịch tử tế
  • Liên hệ
Chủ Nhật, Tháng Chín 24, 2023
  • Login
Du lịch tử tế
  • Home
  • Việt Nam của tôi
  • Vòng quanh thế giới
  • Toplist
  • Tips
  • Video
  • Góc bán tour
  • En
No Result
View All Result
  • Home
  • Việt Nam của tôi
  • Vòng quanh thế giới
  • Toplist
  • Tips
  • Video
  • Góc bán tour
  • En
No Result
View All Result
Du lịch tử tế
No Result
View All Result

Khám phá đền Ngọc Sơn – Biểu tượng văn hóa của kẻ sĩ Bắc Hà

by Du lịch tử tế
0 0
0
Home Việt Nam của tôi
Share on FacebookShare on Twitter

Nếu lần đầu tiên bạn đến Hà Nội thì không thể bỏ qua những nơi chốn lâu đời gắn liền với dòng chảy lịch sử dân tộc. Một trong số đó là Đền Ngọc Sơn – đền thờ nằm trên đảo Ngọc, phía Đông Bắc hồ Hoàn Kiếm (hồ Gươm) được nối với đất liền bởi cầu Thê Húc.

Và cho dù được cả nghìn lượt khách ghé thăm mỗi ngày nhưng không phải ai cũng biết rằng, 4 công trình “đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc – tháp Bút – đài Nghiên” đã luôn được coi như một biểu tượng văn hóa của kẻ sĩ Bắc Hà.

đền Ngọc Sơn cầu Thê Húc
Đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc nhìn từ trên cao.

Thông tin chung

  • Địa chỉ: Phố Đinh Tiên Hoàng, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội 
  • Mở cửa: 8h – 18h
  • Giá vé: 30.000đ/người và miễn phí đối với trẻ em.

Rủ nhau xem cảnh Kiếm hồ

Xem cầu Thê Húc, xem chùa Ngọc Sơn

Đài Nghiên, tháp Bút chưa mòn

Hỏi ai gây dựng nên non nước này…

Đã mấy trăm năm qua, những câu ca dao cổ này được nhiều người dân Hà thành thuộc nằm lòng. Bởi lẽ, công trình liên hoàn đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc – tháp Bút – đài Nghiên thực sự là niềm tự hào của họ.

Từ bên ngoài, ngay cổng đền, bên trái có một tháp đá hình vuông, thân chia làm 5 tầng, cao 9m được nhà nho Nguyễn Văn Siêu xây vào năm 1865 trên một gò đất, hay còn gọi là núi Độc Tôn (hoặc có thông tin cho rằng đây là núi Ngọc Bội) cao khoảng 4m, đường kính 12m. Đỉnh tháp hình ngọn bút lông dựng ngược, thân tháp có khắc ba chữ “Tả Thanh Thiên” (Viết lên trời xanh), ngày nay thường gọi đó là Tháp Bút.

Tháp Bút nằm ngay cổng đền
Tháp Bút nằm ngay cổng đền

Cổng vào nhỏ (khác với cổng lớn ở bên ngoài) hay còn được gọi là Đài Nghiên, trên có đặt một cái nghiên mực bằng đá hình nửa quả đào bổ đôi theo chiều dọc, khoét lõm. Nghiên được ba con thiềm thừ (con cóc) đội nghiêng như ba cái chân kiềng. Trên nghiên có khắc một bài minh của nho sĩ Nguyễn Văn Siêu nói về công dụng của cái nghiên mực xét về phương diện triết học.

Cổng vào lớn bên ngoài đền
Cổng vào lớn bên ngoài đền

Bước qua Đài Nghiên là đến cầu Thê Húc (Thê là đậu, Húc là ánh sáng ban mai) – cái tên này có nhiều nghĩa theo nhiều nguồn khác nhau, nhưng đều xoay quanh Mặt Trời như là “Giữ lại ánh sáng đẹp của mặt trời”, “Nơi đón tia nắng Mặt Trời ban mai”. Không biết có phải vì cái tên này mà cầu được sơn màu đỏ hay không nhưng quả thật màu đỏ này rất nổi bật giữa làn nước xanh của hồ Hoàn Kiếm.

cầu Thê Húc
Cầu Thê Húc – nơi giữ lại ánh sáng của mặt trời, mơ mộng như một kẻ sĩ Bắc Hà ngày ấy.

Cầu Thê Húc được làm bằng gỗ, gồm 15 nhịp, 32 chân cột tròn xếp thành 16 đôi,mặt cầu là những tấm ván gỗ đặt dọc theo mặt phẳng trên các hàng cột chôn dưới nước (Nguyên bản ban đầu không có tay vịn). Cầu có độ cong nhẹ như cầu vồng, điểm cao nhất ở giữa cầu (Nguyên ban đầu là cầu phẳng). Đây là lối đi duy nhất dẫn từ bờ hồ Hoàn Kiếm đến đền Ngọc Sơn. Cầu Thê Húc không chỉ có giá trị kiến trúc mà còn là biểu tượng văn hóa và du lịch quan trọng của Hà Nội.

Cuối cầu Thê Húc là Đắc Nguyệt Lâu (Lầu hứng trăng) nằm dưới bóng cây đa cổ thụ, được thiết kế mái vòm 2 tầng, 8 mái đao cong, với phù điêu gợn mây trên 4 góc. Trên Đắc Nguyệt Lâu có hai bức tranh đắp nổi gồm bức Hoành Phi Long Mã Hà Đồ bên phải và bức Hoành Phi Thần Quy Lạc Thư bên trái.

Khi bước vào khuôn viên đền, sẽ dễ dàng cảm nhận được trong không gian yên bình, với cây cối và hồ Hoàn Kiếm bao bọc xung quanh (dĩ nhiên là khi ít du khách một tí).

Lịch sử đền Ngọc Sơn

Khởi Nguyên, khi vua Lý Thái Tổ dời đô ra Thăng Long đã đặt tên cho đảo là Ngọc Tượng. Đến thời nhà Trần, được đổi tên là Ngọc Sơn, nơi thờ những vị binh tướng đã hy sinh trong trận đánh quân Nguyên – Mông. Về sau, ngôi đền bị sụp đổ.

Ở triều vua Vĩnh Hựu đời nhà Lê, chúa Trịnh Giang đã cho xây dựng cung Khánh Thụy làm nơi yến ẩm, vui chơi ngày hè, đồng thời đắp hai quả núi đất nằm trên bờ phía Đông, đối diện với Đền Ngọc Sơn, gọi là núi Đào Tài và Ngọc Bội.

Đền Ngọc Sơn năm 1884
Đền Ngọc Sơn năm 1884

Cuối đời nhà Lê, Cung Khánh Thụy bị phá hủy một phần và được người dân làng Tả Khánh phục dựng lại, gọi tên là đền Khánh Thụy nằm hướng ra đền Ngọc Sơn.

Sau một thời gian, một mạnh thường quân có tên Tín Trai đã dựng nên chùa Ngọc Sơn tại vị trí của cung Khánh Thụy trước đây. Dưới sự tàn phá của thời gian, ngôi chùa dần mục nát. Một thời gian sau, con trai ông Tín Luyện đã quyên góp từ thiện cho chùa. Họ đã quyết định bỏ gác chuông, tu sửa lại các gian điện chính, phòng ốc, cải tạo ngôi chùa thành một ngôi đền thờ Văn Xương Đế Quân, vị thần cai quản công danh và tài lộc của mọi người.

Ảnh chụp Đền Ngọc Sơn những năm đầu thế kỷ 20.
Ảnh chụp Đền Ngọc Sơn những năm đầu thế kỷ 20. Ảnh: Tư liệu

Trải qua biết bao nhiêu đổi thay, thăng trầm của lịch sử, đền Ngọc Sơn đã được nhà nho Nguyễn Văn Siêu tu sửa lại vào năm 1865 dưới thời vua Tự Đức. Đền này được sửa đắp thêm đất và xây kè đá xung quanh, xây đình Trấn Ba ở phía Nam, cầu Thê Húc dẫn từ bờ Đông đi vào đền cùng Tháp Bút, Đài Nghiên.

Kiến trúc đền Ngọc Sơn

Đền Ngọc Sơn được xem như một kiệt tác nghệ thuật cổ giữa lòng thủ đô hiện đại, phong cách kiến trúc mang đậm đường nét đặc trưng của đền chùa ở vùng Bắc Bộ. Kiến trúc hiện nay của đền Ngọc Sơn về cơ bản vẫn giữ được quy mô, kiểu dáng từ thời Nguyễn Văn Siêu tu sửa.

Kiến trúc đền Ngọc Sơn
Kiến trúc ngôi đền mang đậm đường nét đặc trưng của đền chùa ở vùng Bắc Bộ.

Đền được thiết kế xây dựng theo lối kiến trúc hình chữ Tam với tám mái hình vuông, hai tầng, tám cột chống đỡ, gồm ba nếp nhà chính liền nhau. Khu đền chính có ba nếp chính, từ ngoài vào trong gồm bái đường, trung đường và hậu cung.

Trong đền thờ Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn (Trần Hưng Đạo) và thần Văn Xương Đế Quân (vị thần chủ quản về thi cử, mệnh vận, công danh phúc lộc của sĩ nhân). Ngoài ra trong đền còn có thờ Phật, Lã Động Tân (chủ về nghề thuốc), Quan Công (chủ về võ nghệ). Điều này thể hiện quan niệm Tam giáo đồng nguyên của người Việt đó là: Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo.

Ban thờ bên trong đền Ngọc Sơn
Ban thờ bên trong đền Ngọc Sơn

Hai bên khu đền chính có hai gian chái, gian bên phải là nơi trưng bày hai tiêu bản rùa Hồ Gươm. Tiêu bản bên ngoài chết năm 1967, nặng 250kg, dài 2,1m. Tiêu bản bên trong chết năm 2016, nặng 169kg, dài 2,08m, ngang 1,08m. Tiêu bản cuối cùng được Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã phối hợp cùng các chuyên gia từ Bảo tàng Berlin thực hiện theo phương pháp nhựa hóa của Đức.

Tiêu bản cụ rùa hồ Gươm được đưa vào trưng bày ở đền Ngọc Sơn
Tiêu bản cụ rùa hồ Gươm được đưa vào trưng bày bên trong đền

Ở bên ngoài, phía trước đền chính, hướng về Tháp Rùa là đình Trấn Ba, nghĩa là đình chắn sóng. Đình được xây với ngụ ý là cột trụ vững vàng giữa làn sóng văn hóa không lành mạnh đương thời. Cấu tạo nguyên bản gồm bốn cột bên ngoài làm bằng đá trắng và bốn cột gỗ bên trong bằng gỗ quý hiếm kết hợp với nhau. Nhưng do chiến tranh phá hủy, nên hiện tại là 8 cột bê tông giả gỗ, và mái kiểu 2 tầng, 8 mái.

Vì nằm ngay Hồ Hoàn Kiếm – khu vực trung tâm của thủ đô nên số lượng du khách đến tham quan đền Ngọc Sơn khá đông, bao gồm cả người Việt Nam và người nước ngoài. Sẽ đông hơn vào ngày rằm và mồng một hằng tháng khi gười dân đến đền để cầu bình an, sức khỏe, may mắn. Và đây cũng là nơi học sinh thường lui tới mỗi khi mùa thi đến để cầu mong sự đỗ đạt, tương tự như Quốc Tử Giám.

Đền Ngọc Sơn - cầu Thê Húc qua tranh màu nước của họa sĩ Vincent Monluc
Đền Ngọc Sơn – cầu Thê Húc qua tranh màu nước của họa sĩ Vincent Monluc

Ngày nay, đền Ngọc Sơn đang là Di tích Quốc gia đặc biệt, các biện pháp bảo tồn và khôi phục luôn được thực hiện để duy trì và bảo vệ các di tích và kiến trúc quý giá. Khu quần thể Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những kỷ niệm xưa về lịch sử, thức tỉnh niềm tự hào, yêu nước chính đáng cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.

Hà Nội của tôi, là cầu Thê Húc cong cong như con tôm, là đền Ngọc Sơn uy nghi, thành kính, là những đêm mùa đông lạnh buốt đến vô cùng…

Tags: cầu Thê Húcchuyện của hà nộiđền Ngọc Sơnhà nộihồ Hoàn Kiếmvăn hóaViệt Namviệt nam của tôi

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

Rừng hoa dã quỳ Ba Vì bạt ngàn
Review nè!

Có một mùa hoa dã quỳ Ba Vì ngủ vùi trong sương sớm ❤️

Nhà hàng Tầm Vị
Ẩm thực

Cần Những Gì Để Một Nhà Hàng Đạt Được Sao Michelin?

Đình Bình Thủy Cần Thơ
Việt Nam của tôi

Đình Bình Thủy Cần Thơ – một trong 3 hội đình lớn nhất miền Tây

Du lịch mùa xuân đến Phú Quốc
Việt Nam của tôi

Du lịch mùa xuân – Đi “trốn” thời tiết nồm ẩm ối giồi ôi xứ Bắc thôi bạn ei :)

thời tiết Huế thích hợp để đi du lịch
Việt Nam của tôi

Tổng hợp giá vé các địa điểm tham quan ở Huế mới nhất

Việt Nam Kazakhstan mở đường bay thẳng
Tin tức

Vietjet Air khai thác đường bay thẳng Việt Nam Kazakhstan

Load More
Next Post
Nhà hàng Tầm Vị

Cần Những Gì Để Một Nhà Hàng Đạt Được Sao Michelin?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trending
  • Comments
  • Latest
khám phá bí mật tam giác vàng

Khám phá bí mật Tam giác Vàng – nỗi khiếp sợ của cả thế giới!

Cúc họa mi tháng 10

Hà Nội 12 mùa hoa có lẽ không chỉ là tên một bài hát!

Phố cổ Hoa Lư Ninh Bình

Phố cổ Hoa Lư Ninh Bình A – Z: Bản đồ, Vé vào cổng, Hoạt động…

máy ảnh du lịch Fujifilm XF10

Top 20 máy ảnh du lịch nhỏ gọn bỏ túi tốt nhất

Lễ hội bia Oktoberfest

Không chịu cũng phải chịu: Lễ hội bia Oktoberfest 2021 của Đức lại bị hủy

Tàu hũ nóng cô Hiệp

5 món ăn dân dã của Sài Gòn nhưng ‘hiếm có khó tìm’ ở Hà Nội

Cúc họa mi tháng 10

Hà Nội 12 mùa hoa có lẽ không chỉ là tên một bài hát!

Mount Titano

1 day in San Marino Italy – Europe’s tiniest country 🇸🇲

Hanoi beer: Its cultural reflection and where to enjoy it

Hanoi Draft Beer (Bia Hoi) – an interesting aspect of Hanoians

Visit Hanoi Old Quarter – a Pearl in the heart of the capital!

Visit Hanoi Old Quarter – a Pearl in the heart of the capital!

Một góc thung lũng Lâm Thượng, Yên Bái

Thung lũng Lâm Thượng Yên Bái mùa lên rừng hái măng

Sotteok Sotteok: bánh gạo xiên que Hàn Quốc

Top 20 Món Ăn Đường Phố Hàn Quốc Được Yêu Thích Nhất

    • Hợp tác cùng Du lịch tử tế
    • Liên hệ
    Du lịch tử tế

    © 2020 by Du lịch tử tế.

    Email: admin@dulichtute.com - Fanpage: Du lịch tử tế

    • Về chúng tôi
    • Hợp tác cùng Du lịch tử tế
    • Liên hệ

    Bạn ơi, kết nối nhé ♥️

    No Result
    View All Result
    • Home
    • Việt Nam của tôi
    • Vòng quanh thế giới
    • Toplist
    • Tips
    • Video
    • Góc bán tour
    • En

    © 2020 by Du lịch tử tế.

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms below to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In