• Hợp tác cùng Du lịch tử tế
  • Liên hệ
Thứ Hai, Tháng Hai 6, 2023
  • Login
Du lịch tử tế
Advertisement
  • Home
  • Việt Nam của tôi
  • Vòng quanh thế giới
  • Toplist
  • Tips
  • Video
  • Góc bán tour
  • En
No Result
View All Result
  • Home
  • Việt Nam của tôi
  • Vòng quanh thế giới
  • Toplist
  • Tips
  • Video
  • Góc bán tour
  • En
No Result
View All Result
Du lịch tử tế
No Result
View All Result

Top 20 kỳ quan nhân tạo hùng vỹ nhất thế giới

by Du lịch tử tế
0 0
0
Home Toplist
Share on FacebookShare on Twitter

Những địa danh nổi tiếng thế giới chia thành 2 loại: thắng cảnh thiên nhiên và kỳ quan nhân tạo. Nếu có kiểu thứ 3 thì đó chính là vẻ đẹp tự nhiên được con người tôn tạo lại, hoặc những thứ con người xây dựng bị tuế nguyệt bào mòn theo năm tháng. Admin chưa thấy có kiểu thứ 4!

Phần lớn các công trình nhân tạo hùng vỹ nhất thế giới đều phục vụ dân sinh nhưng bằng cách này hay cách kia, một số địa điểm đã trở thành biểu tượng không thể thay thế ở đất nước sở hữu chúng.

MỤC LỤC

  • Đập Itaipu, Brazil – Paraguay
  • Sông nhân tạo xuyên hoang mạc Sahara
  • Cầu treo Akashi Kaikyo, Nhật Bản
  • Grand Canyon Skywalk, Hoa Kỳ
  • Đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng, Trung Quốc
  • Quần đảo Palm, Dubai
  • Hệ thống đập và đê Zuiderzeewerken, Hà Lan
  • Cầu cạn Millau, Pháp
  • Mỏ TauTona, Nam Phi
  • Đập Hoover, Hoa Kỳ
  • Kênh đào Panama
  • Thang máy Bailong – Trương Gia Giới, Trung Quốc
  • Đường hầm eo biển Manche, Vương quốc Anh – Pháp
  • Cầu Cổng Vàng – San Francisco, Hoa Kỳ
  • Bể bơi San Alfonso del Mar
  • Dự án Thung lũng Mới – Ai Cập
  • Đường sắt xuyên Siberia, Nga
  • Sân bay quốc tế Kansai – Osaka, Nhật Bản
  • Cầu Đan Dương-Côn Sơn, Trung Quốc
  • The Big Dig – Boston, Hoa Kỳ

Đập Itaipu, Brazil – Paraguay

Đập Itaipu Brazil
Hơn cả một kỳ quan nhân tạo, đập Itaipu còn là biểu tượng cho sự hợp tác của 2 nước Brazil và Paraguay.

Phải mất 40.000 công nhân xây dựng trong một thập kỷ để hoàn thành một trong bảy kỳ quan của thế giới hiện đại – đập Itaipu. Cao gần 200m, nặng gấp mười lần và kích thước gấp mười tám lần đập Hoover, đây là công trình thủy điện đang hoạt động lớn nhất thế giới về sản lượng năng lượng hàng năm (mặc dù không ăn được đập Tam Hiệp ở Trung Quốc về công suất).

Sông nhân tạo xuyên hoang mạc Sahara

Năm 1984, Lybia cho xây dựng sông nhân tạo vĩ đại xuyên Sahara. Công trình này là một đường ống liên tục có đường kính 4m. Nguồn nước được lấy từ 1300 giếng khoan sâu xuống một tầng nước ngầm khổng lồ cổ xưa bên dưới hoang mạc.

Sông nhân tạo xuyên sa mạc sahara
Sông nhân tạo vĩ đại sử dụng 2820 km đường ống và 1300 giếng, hầu hết đều sâu hơn nửa km.

Công trình thủy lợi lớn nhất thế giới này cung cấp 6,5 triệu mét khối nước ngọt cho các thành phố ven biển của Libya và những dự án nông nghiệp trên hoang mạc. Kinh phí 27 tỷ đô.

Cầu treo Akashi Kaikyo, Nhật Bản

Cầu Akashi Kaikyo bắc qua vịnh Akashi nối liền thành phố Kobe thuộc tỉnh Hyogo và Đảo Iwaji với chiều dài khoảng 4 km. Akashi Kaikyo là cây cầu treo dài nhất thế giới với phần treo trung tâm dài gần 2km, và chiếm một nửa chiều dài của toàn bộ cấu trúc.

Cầu treo Akashi Kaikyo
Không chỉ phục vụ dân sinh, cầu treo Akashi Kaikyo còn có khung cảnh tuyệt đẹp.

Phải mất hai triệu công nhân và một thập kỷ để xây dựng. Chiều dài cáp thép được sử dụng trên cầu gấp 7 lần chu vi trái đất!

Grand Canyon Skywalk, Hoa Kỳ

Skywalk là một cấu trúc hình móng ngựa có đáy bằng kính, nhô ra hai mươi mét ngang qua một bên của hẻm núi hùng vỹ Grand Canyon, trên độ cao 1450m.

kỳ quan nhân tạo Grand Canyon Skywalk
Khung cảnh thì đúng hùng vỹ, nhưng nhìn mệt quá 🙁

Khai trương vào năm 2007, kiệt tác kỹ thuật này được xây dựng từ kính đặc biệt nhập khẩu từ Đức, trên đó mọi người có thể đi bộ một cách an toàn để ngắm nhìn quang cảnh ngoạn mục (và kinh khủng đối với những người sợ độ cao). Admin nhìn thôi đã thấy khó thở rồi 🙁

Đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng, Trung Quốc

Đường sắt Thanh Hải – Tây Tạng là tuyến đường sắt đầu tiên kết nối Tây Tạng đến với thế giới bên ngoài. Tuyến đường có đường ray cao nhất thế giới tại đoạn đèo Tanggula – sương sương 5072m so với mực nước biển.

Đường sắt Thanh Hải Tây Tạng của Trung Quốc
Tuyến đường này “nuốt” sô sơ 50 tỉ đô mà thôi!

Việc xây dựng đường sắt ở độ cao như vậy không có gì đáng ngạc nhiên nhưng đã gây ra một số vấn đề về hô hấp khi càng lên cao, không khí càng loãng. Thế nên trong các toa tàu được bổ sung thêm oxy để giúp hành khách thở bình thường.

Quần đảo Palm, Dubai

Quần đảo nhân tạo lớn nhất thế giới được đặt tên Palm từ hình dạng của các hòn đảo chứ không phải là hệ thực vật như cây cọ hay cây gì đó mà chúng ta vẫn nghe nói đâu.

kỳ quan nhân tạo quần đảo palm
Sự kỳ vỹ của Palm – quần đảo nhân tạo lớn nhất thế giới.

Hiện tại chỉ có Đảo Jumeirah là mở cửa cho công chúng. Nếu đủ tiền, bạn có thể ở trong một số khu nghỉ dưỡng sang trọng được xây dựng trên 94 triệu mét khối cát và 7 triệu tấn đá. Đợi hết dịch rồi ai đó chơi lớn đi 🙂

Hệ thống đập và đê Zuiderzeewerken, Hà Lan

Hệ thống Zuiderzeewerken
Hệ thống Zuiderzeewerken được các nhà kiến trúc bình chọn là một trong 10 công trình vĩ đại nhất hành tinh.

Do vị trí địa lý, các vùng đồng bằng ven biển trũng thấp của Hà Lan trong lịch sử thường xuyên xảy ra lũ lụt khủng khiếp. Thông qua một hệ thống đập khổng lồ và việc đóng kín cửa Vịnh Zuiderzee bằng một con đê có tên Afsluitdijk với 2318 km vuông đất, đường bờ biển hiện được bảo vệ tốt hơn rất nhiều. Hệ thống các công trình đã được đặt tên chung là Zuiderzeewerken – một trong 7 kỳ quan của thế giới hiện đại.

Cầu cạn Millau, Pháp

Khai trương vào năm 2004 và thường được mô tả là một trong những kỳ công kỹ thuật vĩ đại nhất mọi thời đại, Millau Viaduct là một cây cầu dây văng thuộc thung lũng sông Tarn ở miền nam nước Pháp.

cầu cạn Millau Pháp
Vẻ đẹp của cầu cạn Millau vô cùng ngoạn mục khi nhìn từ trên không.

Kỳ quan nhân tạo tuyệt đẹp này là cây cầu đường bộ cao nhất trên thế giới; trụ trung tâm cao hơn mặt đất 343m – cao hơn cả tháp Eiffel.

Mỏ TauTona, Nam Phi

Ở độ sâu 3,9 km, Tautona là mỏ sâu nhất trên Trái đất đã khai thác vàng được hơn 50 năm. Có thể mất đến một giờ để đưa vàng từ đáy lên tới bề mặt.

Mỏ TauTona Nam Phi
Mỏ TauTona sâu hoắm như một hố địa ngục khổng lồ.

Mỏ sâu đến mức nhiệt độ dưới đáy lên tới 55 ° C, và dưới nơi được mệnh danh “con đường đi vào địa ngục” đó, đương nhiên điều hòa là cần thiết để giữ không khí ở nhiệt độ an toàn cho công nhân.

Đập Hoover, Hoa Kỳ

Nằm vắt ngang hai bang Nevada-Arizona, con đập khổng lồ hình chiếc rìu này được xây dựng trong thời kỳ Đại suy thoái và khiến 112 sinh mạng (96 người trong quá trình xây dựng thực tế) thiệt mạng. Nhiều thập kỷ trôi qua, công trình bê-tông lớn nhất thế giới khi đó này vẫn giữ được sự kiên cố bất chấp điều kiện thời tiết.

Đập Hoover ở Mỹ
Đập Hoover nổi tiếng với các tour ngắm cảnh sông Colorado & hồ Mead.

Ban đầu, đập được xây dựng để làm giảm tác động từ những cơn thịnh nộ bất thình lình của dòng sông Colorado hung dữ. Thế nhưng khi con người đã không còn e ngại vì thiên nhiên đã bị chinh phục nữa thì kỳ quan nhân tạo giữa lòng núi đá này lại trở nên nổi tiếng khi thu hút tới 7 triệu khách tham quan mỗi năm.

Kênh đào Panama

Nối liền Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, kênh đào dài 77 km qua eo đất Panama là một con đường thương mại quốc tế quan trọng, một trong những dự án kỹ thuật khó nhất lịch sử với quá trình “xẻ núi, bẻ hướng sông”.

Kênh đào Panama
Năm 1994, kênh được công nhận là 1 trong 7 thành tựu kỹ thuật xây dựng lớn nhất của thế giới hiện đại.

Hai vạn người đã mất mạng (phần lớn là do bệnh tật vì khí hậu quá khắc nghiệt ) để đổi lại sự khai thông vào năm 1914 sau 34 năm xây dựng.

Thang máy Bailong – Trương Gia Giới, Trung Quốc

Thang máy Bailong
Thang máy Bailong ở công viên rừng quốc gia Trương Gia Giới

Nằm giữa khe núi, hẻm núi, thác nước và những cột đá sa thạch khổng lồ ở khu thắng cảnh Vũ Lăng Nguyên thuộc tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc là một chiếc thang máy bằng kính gắn vào một bên vách đá. Bailong – 330m – thang máy ngoài trời cao nhất từng được xây dựng.

Đường hầm eo biển Manche, Vương quốc Anh – Pháp

Với phần dưới nước dài nhất thế giới so với bất kỳ đường hầm nào, Manche nối thị trấn Folkestone – Vương quốc Anh với Coquelles – miền bắc nước Pháp thông qua tàu cao tốc Eurostar.

đường hầm eo biển Manche
Manche – đường hầm dưới biển dài nhất thế giới

Ý tưởng này được kỹ sư người Pháp Albert Mathieu hình thành từ năm 1802, nhưng mãi đến năm 1988 mới bắt đầu thực hiện. Phải mất 6 năm, 5 chiếc máy khoan hầm nặng 1100 tấn và 9,5 tỷ bảng Anh mới hoàn thành.

Cầu Cổng Vàng – San Francisco, Hoa Kỳ

Quang cảnh cầu Cổng Vàng
Cầu Cổng Vàng nhìn từ đỉnh núi Twin Peaks, nơi cao nhất San Francisco

Khai trương vào năm 1937 và được đặt tên theo eo biển dẫn vào Vịnh San Francisco từ Thái Bình Dương, Cầu Cổng Vàng từ lâu đã không còn danh hiệu cây cầu treo dài nhất thế giới nữa. Tuy nhiên, với nhịp trung tâm dài 1,3 km, kỳ quan nhân tạo mang tính biểu tượng của California này vẫn là một lời nhắc nhở sống động về những bước tiến vượt bậc về kỹ thuật mà nhân loại đã thực hiện được trong thế kỷ trước.

Bể bơi San Alfonso del Mar

Địa chỉ: G-98-F 886, Algarrobo, Valparaíso, Chile

Nằm trong khu nghỉ dưỡng tư nhân ở Algarrobo – Chile, San Alfonso là hồ bơi lớn nhất thế giới với diện tích 8 ha và chứa 250 triệu lít nước biển “hốt” ngay từ đại dương ngay đó đã qua lọc.

Bể bơi San Alfonso del Mar
San Alfonso del Mar đâu có khác gì bãi biển cấm bơi lội ngoài kia?

Bể bơi San Alfonso del Mar nằm song song với bãi biển hướng ra Thái Bình Dương, quá tiện cho việc lấy nước. Tổng chi phí xây dựng vào khoảng 3,5 triệu USD cho riêng hệ thống lọc nước và gần 4 triệu USD trong việc bảo trì hàng năm.

Dự án Thung lũng Mới – Ai Cập

Ai Cập chỉ có 3% diện tích đất dành cho trồng trọt nhưng dân số lại tăng quá nhanh. Trong một nỗ lực nhằm giảm bớt căng thẳng này, hệ thống kênh dẫn nước từ hồ Nasser rộng lớn đến các phần của sa mạc Sahara hiện đang được xây dựng với mục đích biến 2340 km vuông sa mạc thành đất nông nghiệp vào năm 2020.

Hồ Nasser ai cập
Dự án Thung Lũng Mới với trung tâm là hồ Nasser .

À, hình như tham vọng này đến bây giờ vẫn chưa xong đâu, nhưng vẫn hoành tráng lắm.

Đường sắt xuyên Siberia, Nga

Tuyến đường sắt đơn dài nhất thế giới nối Moscow và miền đông nước Nga với Nhật Bản, Trung Quốc, Mông Cổ. Tuyến đường chính chạy từ Moscow với 9288km về phía đông đến Vladivostock – giáp bờ biển Nhật Bản.

Đường sắt xuyên Siberia
Đường sắt xuyên Siberia vốn được xây dựng nhằm mục đích công nghiệp nhưng khung cảnh đẹp như tranh vẽ bên ngoài những ô cửa sổ đã thu hút rất nhiều khách du lịch.

Là đứa con tinh thần của Sa hoàng Alexander III, việc xây dựng bắt đầu vào năm 1891 và mặc dù tuyến đường Vladivostock đã được hoàn thành vào năm 1916 nhưng đường sắt này vẫn đang được mở rộng cho đến ngày nay.

Sân bay quốc tế Kansai – Osaka, Nhật Bản

Để giải quyết tình trạng quá tải tại sân bay Itami của Osaka, một sân bay mới đã được xây dựng trên hòn đảo nhân tạo có diện tích 511ha và nối với đất liền bằng cây cầu dài 3km.

Sân bay quốc tế Kansai
Phần lớn tiền đổ vào sân bay Kansai là để giảm thiểu độ chìm của hòn đảo nhân tạo.

Siêu sân bay nằm hoàn toàn trên biển đã trở thành dự án công trình dân dụng đắt đỏ trong lịch sử hiện đại, tiêu tốn tới 20 tỷ đô la Mỹ.

Cầu Đan Dương-Côn Sơn, Trung Quốc

Cây cầu dài nhất thế giới dài 164,8 km từ Đan Dương đến Côn Sơn, thuộc tỉnh Trường Thủy của Trung Quốc và là một phần của tuyến đường sắt cao tốc Bắc Kinh-Thượng Hải.

Cầu Đan Dương Côn Sơn
Cầu cạn này bao gồm 9 km trên mặt nước qua Hồ Dương Trừng tại Tô Châu.

Quá trình xây dựng mất 4 năm, chi phí khoảng 8,5 tỷ USD và đã huy động tới hơn 10.000 người để có thể mở của vào năm 2011.

The Big Dig – Boston, Hoa Kỳ

Năm 1959, đường cao tốc chính của thành phố Boston chịu 75.000 lượt xe mỗi ngày. Vào đầu những năm 1990, con số đó đã tăng lên 200.000 và dự đoán sẽ xảy ra ùn tắc giao thông kéo dài 16 giờ vào năm 2010. Để giảm bớt tình trạng này, một mạng lưới đường cao tốc khổng lồ đã được xây dựng, tiêu tốn 14,6 tỷ USD.

The Big Dig
Một góc của siêu hệ thống đường cao tốc The Big Dig.

Trong quá trình xây dựng, Big Dig liên tục bị tam dừng bởi ty tỷ lý do: chi phí vượt mức, rò rỉ, chậm trễ, lỗi thiết kế, cáo buộc sử dụng vật liệu kém chất lượng và cái chết của một người lái xe. Không có gì ngạc nhiên khi đây là một trong những kỳ quan nhân tạo phức tạp, tốn kém và đầy tham vọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.

Bạn thấy đấy, phần lớn các kỳ quan nhân tạo này không phục vụ mục đích du lịch. Thế nhưng, một số chúng bởi quá đẹp, quá hùng vỹ đã trở thành điểm tham quan nổi tiếng. Hay là, có rất nhiều người sẵn sàng ngồi lãng đãng để ngắm nhìn khung cảnh đẹp như tranh vẽ bên ngoài ô cửa sổ trên những tuyến đường sắt cả ngàn cây số. Chắc chắn rằng trong tương lai sẽ còn nhiều công trình hoành tráng hơn nữa được xây dựng, thế nhưng không thể phủ nhận, nhưng siêu dự án này đã có được chỗ đứng rất riêng rồi.

Tags: Cầu Cổng Vàngcông trình nhân tạoĐường sắt Thanh Hải Tây TạngĐường sắt xuyên SiberiaKênh đào Panamakỳ quan nhân tạoQuần đảo Palm

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

No Content Available
Load More
Next Post
công viên quốc gia Grand Teton ở Mỹ

Top 25 Công viên Quốc gia hàng đầu nước Mỹ

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cúc họa mi tháng 10

Hà Nội 12 mùa hoa có lẽ không chỉ là tên một bài hát!

Phố cổ Hoa Lư Ninh Bình

Phố cổ Hoa Lư Ninh Bình A – Z: Bản đồ, Vé vào cổng, Hoạt động…

khám phá bí mật tam giác vàng

Khám phá bí mật Tam giác Vàng – nỗi khiếp sợ của cả thế giới!

Thế vận hội mùa đông đầu tiên

Thế vận hội mùa đông đầu tiên – Olympic 1924 được tổ chức ở đâu?

Lễ hội bia Oktoberfest

Không chịu cũng phải chịu: Lễ hội bia Oktoberfest 2021 của Đức lại bị hủy

review du lịch Mù Cang Chải 2N2Đ

REVIEW DU LỊCH MÙ CANG CHẢI 2N2Đ CHỈ VỚI 1TR5 – THÁNG 9 NÀY NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐI ĐỂ NGẮM LÚA!

Tàu hũ nóng cô Hiệp

5 món ăn dân dã của Sài Gòn nhưng ‘hiếm có khó tìm’ ở Hà Nội

Mount Titano

1 day in San Marino Italy – Europe’s tiniest country 🇸🇲

Công viên giải trí Universal Studios Singapore

Review du lịch Singapore tự túc dành cho gia đình 3 thế hệ

Du lịch mùa xuân đến Phú Quốc

Du lịch mùa xuân – Đi “trốn” thời tiết nồm ẩm ối giồi ôi xứ Bắc thôi bạn ei :)

review Du lịch Myanmar

Du lịch Myanmar – chuyến đi đầu năm bất ổn đến miền đất Phật

kinh nghiệm du lịch Nhật bản tự túc

Review kinh nghiệm du lịch Nhật bản tự túc: visa, xuất nhập cảnh,…

    • Hợp tác cùng Du lịch tử tế
    • Liên hệ
    Du lịch tử tế

    © 2020 by Du lịch tử tế.

    Email: admin@dulichtute.com - Fanpage: Du lịch tử tế

    • Về chúng tôi
    • Hợp tác cùng Du lịch tử tế
    • Liên hệ

    Bạn ơi, kết nối nhé ♥️

    No Result
    View All Result
    • Home
    • Việt Nam của tôi
    • Vòng quanh thế giới
    • Toplist
    • Tips
    • Video
    • Góc bán tour
    • En

    © 2020 by Du lịch tử tế.

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms below to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In