• Hợp tác cùng Du lịch tử tế
  • Liên hệ
Thứ Hai, Tháng Hai 6, 2023
  • Login
Du lịch tử tế
Advertisement
  • Home
  • Việt Nam của tôi
  • Vòng quanh thế giới
  • Toplist
  • Tips
  • Video
  • Góc bán tour
  • En
No Result
View All Result
  • Home
  • Việt Nam của tôi
  • Vòng quanh thế giới
  • Toplist
  • Tips
  • Video
  • Góc bán tour
  • En
No Result
View All Result
Du lịch tử tế
No Result
View All Result

10 sự thật cực hay ho về kênh đào Suez

by Du lịch tử tế
0 0
0
Home Hot News
Share on FacebookShare on Twitter

Như chúng ta đã biết, chỉ vài tiếng sau khi Ai Cập tuyên bố tàu Ever Given đã được giải cứu sau 6 ngày chắn ngang kênh đào Suez, thì nó lại tiếp tục bị mắc kẹt bởi…gió. Lý do quái quỷ gì vậy? Nhưng nhìn sự chênh lệch của mũi tàu với những chiếc máy nạo vét mà thương! 

Dân mạng lại chửi. Họ chưa đọc đã chửi. Kể cả đọc rồi vẫn chửi. Thì đương nhiên, không chiến tranh, không biểu tình mà lại vẫn thiếu giấy vệ sinh, hỏi có đáng để chửi không cơ chứ?

kênh đào Suez
Đây chính là hình ảnh châu chấu đá voi trong truyền thuyết!

Nhưng thế giới rộng lớn này, còn nhiều điều bí ẩn và thú vị lắm. Giả dụ như, vì sao không đào kênh to ra trước đi? Giả dụ như, đảo hẳn một đường khác xem nào? Trái đất có mỗi chỗ đó là đường thủy đấy chắc? Thôi, đừng nghĩ hộ kiến trúc sư nữa. Người ta vẫn đang tính toán từng giây từng phút kia kìa.

Thôi thì, trong lúc chờ quả siêu tàu này được giải cứu, mời bạn đọc tạm về những sự thật cực hay ho về kênh đào Suez cho lại sức rồi chửi tiếp nhé.

MỤC LỤC

  • Đôi nét về kênh đào Suez
  • 10 sự thật cực hay ho về kênh đào Suez
    • 1. Là nguồn cảm hứng cho Tượng Nữ thần Tự do
    • 2. Việc mở rộng kênh đào Suez luôn được tiến hành
    • 3. Cùng “cha” với kênh đào Panama
    • 4. Phần lớn lao động là người bản xứ
    • 5. Chính phủ Anh ban đầu phản đối việc xây dựng
    • 6. Đã dài thêm 29 km sau khi mở rộng
    • 7. 15 con tàu bị mắc cạn trong 8 năm
    • 8. Một con kênh tương tự khác được xây dựng ở Ai Cập cổ đại
    • 9. Napoléon Bonaparte cũng từng muốn xây dựng
    • 10. Tạo điều kiện cho việc thuộc địa hóa châu Phi

Đôi nét về kênh đào Suez

Kênh đào Suez được khánh thành ở Ai Cập vào tháng 12 năm 1869 để kết nối Bắc Đại Tây Dương với Bắc Ấn Độ Dương dựa theo thiết kế của kiến trúc sư người Úc Alois Negrelli làm giảm đáng kể khoảng cách giữa châu Âu và châu Á. Điều này đã mở ra kỉ nguyên mới cho thương mại thế giới bằng việc lưu thông hàng hóa xuyên Đại Tây Dương.

toàn cảnh kênh đào Suez
Toàn cảnh kênh đào Suez

Trong khi hầu hết mọi người đều chỉ biết một số thông tin về việc tắc nghẽn kênh đào Suez thì công trình xây dựng khổng lồ mất 10 năm để hoàn thành này còn có những điều vô cùng thú vị đấy. Cùng Du lịch tử tế khám phá thử xem nào.

10 sự thật cực hay ho về kênh đào Suez

1. Là nguồn cảm hứng cho Tượng Nữ thần Tự do

Kênh đào và tượng – hai khái niệm này liên quan chỗ nào vậy? À, nhà điêu khắc người Pháp Frédéric-Auguste Bartholdi đã nảy ra ý tưởng xây dựng một bức tượng lớn để kỷ niệm Kênh đào. Ông đã trình bày nó cho chính phủ Ai Cập và nhà ngoại giao người Pháp Ferdinand de Lesseps. Hình dung của bức tượng là một người phụ nữ mặc trang phục truyền thống Ai Cập, cầm một ngọn đuốc có tiêu đề “Ai Cập mang ánh sáng đến châu Á”.

Tượng Nữ thần Tự do
Kênh đào và tượng – Tưởng không liên quan mà liên quan không tưởng!

Ý tưởng này được lấy cảm hứng từ Tượng thần Mặt Trời trên đảo Rhodes (một trong Bảy kỳ quan thế giới) và tượng sẽ được đặt ở cuối Địa Trung Hải của Kênh đào. Nó cũng đóng vai trò như ngọn hải đăng cho tàu bè đi qua.

Tuy ý tưởng không thành hiện thực ngay thời điểm đó, nhưng Bartholdi tiếp tục giới thiệu cho đến khi được đưa đến New York, nơi tên ban đầu của nó là “Liberty Enlightening the World”.

2. Việc mở rộng kênh đào Suez luôn được tiến hành

Chính phủ Ai Cập quyết định mở rộng kênh đào Suez để giảm khoảng cách và thúc đẩy thương mại thế giới, đặc biệt là các tuyến đường thương mại giữa châu Á và châu Âu. Ban đầu, kênh đào Suez rút ngắn các chuyến đi còn 7.000 km, trong khi dự án hoàn thành sẽ nâng con số đó lên gần 9.600 km.

Thế nên mới nói, đừng nghĩ hộ nữa cho đau đầu ạ. Người ta đang làm từ lâu rồi.

Toàn cảnh kênh đào Suez
Hình ảnh “vụ tắc đường đắt đỏ nhất lịch sử”

3. Cùng “cha” với kênh đào Panama

Sau khi hoàn thành kênh đào Suez, Ferdinand de Lesseps nảy sinh ý tưởng xây dựng một con kênh khác trên eo đất ở Trung Mỹ. Được khích lệ bởi thành công trước đó của ông, các nhà đầu tư và chính phủ đã ủng hộ để tiếp tục tiến hành. Lesseps đã đồng hành cùng kiến ​​trúc sư Gustave Eiffel, người tạo ra tháp Eiffel trong việc xây dựng kênh đào Panama.

Dự án được bắt đầu vào năm 1881, mười hai năm sau khi kênh đào Suez được hoàn thành và chính thức mở cửa vào năm 1914.

4. Phần lớn lao động là người bản xứ

Hầu hết những người được thuê để làm việc trên kênh đào Suez là người Ai Cập bản địa. Người ta ước tính tổng cộng phải có khoảng 30.000 công nhân. Việc xây dựng Kênh đào là một nỗ lực không ngừng của cả lao động thủ công thô sơ và các công nghệ mới nhất hiện có vào thời điểm đó.

5. Chính phủ Anh ban đầu phản đối việc xây dựng

Ferdinand de Lesseps đã đạt được thỏa thuận với chính phủ Ai Cập, hay đúng hơn là Phó vương Ai Cập thời điểm đó để cùng nhau thành lập Công ty Kênh đào Suez. Nhưng vì dự án cũng nhận được sự ủng hộ từ Hoàng đế Pháp Napoléon III nên chính phủ Anh coi đây là một hành động có chủ ý thách thức sức mạnh vận tải biển toàn cầu của họ, vượt xa bất kỳ công ty nào khác vào thời điểm đó.

Mặc dù chỉ trích dự án trong nhiều năm, nhưng chính phủ Anh đã không ngần ngại mua một lượng lớn 44% cổ phần của công ty khi chính phủ Ai Cập đưa chúng ra bán đấu giá.

6. Đã dài thêm 29 km sau khi mở rộng

Tại thời điểm hoàn thành, kênh đào Suez đo khoảng 102 dặm, tầm 164 km. Ngày nay, nhờ vào việc mở rộng, kênh đào Suez rơi vào khoảng 120 dặm dài, hoặc 193 km. Đây là một cải tiến to lớn và mang lại lợi ích cho thương mại xuyên đại dương trên một trong những tuyến đường thủy phổ biến nhất trên thế giới.

siêu tàu Ever Given
Tao lạy mày, đã “siêu to khổng lồ” lại còn đi vào lòng đất.

7. 15 con tàu bị mắc cạn trong 8 năm

Sau Chiến tranh Sáu ngày vào năm 1967 (Chiến tranh Ả Rập-Israel), chính phủ Ai Cập đã chặn các lối vào của Kênh đào bằng mìn và 15 con tàu đang trong đó hoàn toàn bị bỏ rơi. Trong tám năm này, mọi người đã thành lập các thể loại cộng đồng, tạo ra hệ thống thương mại của riêng họ và tổ chức các sự kiện thể thao…tóm lại là vì rảnh và buồn.

Một phần nhỏ hơn của thủy thủ đoàn được luân chuyển lên và xuống tàu ba tháng một lần. Các con tàu được thả vào năm 1975. Hai trong số chúng không còn khả năng đi biển.

8. Một con kênh tương tự khác được xây dựng ở Ai Cập cổ đại

Lịch sử đã ghi lại rằng một Pharaoh Ai Cập tên là Senuset III đã xây dựng một con kênh nối sông Nile với Biển Đỏ gần hai nghìn năm trước kênh đào Suez, khoảng năm 1850 trước Công nguyên. Thế nên mới nói, Ai Cập cổ đại không phải là tên một quốc gia, đó là một hệ tư tưởng vượt ngoài tầm hiểu biết của loài người!

9. Napoléon Bonaparte cũng từng muốn xây dựng

Nhiều vĩ nhân đã cố gắng xây dựng một con kênh nối Biển Đỏ với Địa Trung Hải không phải vì cảm hứng mà vì đó sẽ là một công trình mang tính chiến lược. Vì vậy, khi chinh phục Ai Cập vào năm 1789, Napoléon Bonaparte đã cử một nhóm các nhà nghiên cứu đến đo đạc cho một con kênh như vậy.

Thật không may, họ đã tính toán sai và khiến Bonaparte phải cân nhắc lại. Mãi đến nhiều thập kỷ sau, khi các phép đo mới cho thấy sự chênh lệch mực nước biển sẽ không cản trở việc xây dựng, dự án mới được chấp thuận.

10. Tạo điều kiện cho việc thuộc địa hóa châu Phi

Còn được gọi là “cuộc tranh giành châu Phi”, những năm từ 1881 đến 1914 đại diện cho một thời kỳ chứng kiến ​​những cuộc xâm lược lớn vào lãnh thổ châu Phi bởi những gì đã có, hoặc trở thành những người thực dân vĩ đại trên thế giới. Điều này bao gồm các quốc gia như Pháp, Anh, Bồ Đào Nha, Ý, Tây Ban Nha hoặc Bỉ, và theo sau là sự phân chia và thuộc địa hóa các khu vực này. Nhưng sự thật này chẳng có gì hay ho cả.

Hiện nay giải cứu kênh đào Suez là việc quan trọng bậc nhất thế giới, vì sao á, vì sắp khủng hoảng giấy vệ sinh đến nơi rồi. Thế nên không cần nhờ, các nước không quen dùng vòi xịt cũng tự nguyện giúp đỡ. Việt Nam mình chắc không lo vụ đấy, dùng tạm vở học sinh hay lá cây cũng được, đơn giản ý mà. Thế nhưng, giá xăng tăng rồi bà con ạ! Buồn.

Tags: giải cứu kênh đào Suezkênh đào Suezkênh đào Suez ai cậptắc kênh đào Sueztàu Ever Given

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

No Content Available
Load More
Next Post
Cầu Vàng lọt top kỳ quan thế giới mới

Ngại quá, chưa kịp may vest, Việt Nam lại lọt top 10 kỳ quan thế giới mới rồi!

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cúc họa mi tháng 10

Hà Nội 12 mùa hoa có lẽ không chỉ là tên một bài hát!

Phố cổ Hoa Lư Ninh Bình

Phố cổ Hoa Lư Ninh Bình A – Z: Bản đồ, Vé vào cổng, Hoạt động…

khám phá bí mật tam giác vàng

Khám phá bí mật Tam giác Vàng – nỗi khiếp sợ của cả thế giới!

Thế vận hội mùa đông đầu tiên

Thế vận hội mùa đông đầu tiên – Olympic 1924 được tổ chức ở đâu?

Lễ hội bia Oktoberfest

Không chịu cũng phải chịu: Lễ hội bia Oktoberfest 2021 của Đức lại bị hủy

review du lịch Mù Cang Chải 2N2Đ

REVIEW DU LỊCH MÙ CANG CHẢI 2N2Đ CHỈ VỚI 1TR5 – THÁNG 9 NÀY NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐI ĐỂ NGẮM LÚA!

Tàu hũ nóng cô Hiệp

5 món ăn dân dã của Sài Gòn nhưng ‘hiếm có khó tìm’ ở Hà Nội

Mount Titano

1 day in San Marino Italy – Europe’s tiniest country 🇸🇲

Công viên giải trí Universal Studios Singapore

Review du lịch Singapore tự túc dành cho gia đình 3 thế hệ

Du lịch mùa xuân đến Phú Quốc

Du lịch mùa xuân – Đi “trốn” thời tiết nồm ẩm ối giồi ôi xứ Bắc thôi bạn ei :)

review Du lịch Myanmar

Du lịch Myanmar – chuyến đi đầu năm bất ổn đến miền đất Phật

kinh nghiệm du lịch Nhật bản tự túc

Review kinh nghiệm du lịch Nhật bản tự túc: visa, xuất nhập cảnh,…

    • Hợp tác cùng Du lịch tử tế
    • Liên hệ
    Du lịch tử tế

    © 2020 by Du lịch tử tế.

    Email: admin@dulichtute.com - Fanpage: Du lịch tử tế

    • Về chúng tôi
    • Hợp tác cùng Du lịch tử tế
    • Liên hệ

    Bạn ơi, kết nối nhé ♥️

    No Result
    View All Result
    • Home
    • Việt Nam của tôi
    • Vòng quanh thế giới
    • Toplist
    • Tips
    • Video
    • Góc bán tour
    • En

    © 2020 by Du lịch tử tế.

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms below to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In