Khi đọc bài viết này, có lẽ bạn cũng đang ở một ngôi làng nào đó trên dải đất hình chữ S của chúng ta. Trải qua quá trình phát triển của lịch sử, “Làng” đã mang một ý nghĩa vô cùng lớn trong đời sống người dân cũng như hình thành nên những nét văn hóa độc đáo từ bắc vào Nam.
Du lịch tử tế đã liệt kê những ngôi làng tiêu biểu cho văn hóa ba miền Bắc – Trung – Nam mà bạn nhất định phải ghé qua hoặc ít nhất, biết đến một lần trong đời.
MỤC LỤC
Những ngôi làng truyền thống ở miền Bắc
1. Làng gốm Bát Tràng
Là một ngôi làng cổ nằm bên bờ sông Hồng cách Hà Nội khoảng 25km, Bát Tràng đã có truyền thống làm gốm hơn 500 năm. Những nghệ nhân tài hoa nơi này có hàng trăm kỹ năng xử lý đất sét và điều khiển nhiệt độ lửa để làm ra rất nhiều tác phẩm gốm sứ đẹp mắt sử dụng tại địa phương, xuất khẩu hoặc trưng bày nghệ thuật…
Đến làng gốm Bát Tràng, bạn có thể gặp gỡ người dân địa phương, tham quan các lò nung, xem cách họ làm gốm sứ hoặc tự tay làm nên những thứ ngốc nghếch của riêng mình.
2. Làng bích họa Văn Đức
- Địa chỉ: huyện Gia Lâm, Hà Nội
Làng Văn Đức nằm bên bờ sông Hồng là làng bích họa đầu tiên của Hà Nội. Các họa sĩ địa phương và điều phối viên của dự án Trip Azia đã vẽ một số bức tranh trên tường dọc theo ngõ quê, hầu hết là về cuộc sống nông thôn và hoạt động nông nghiệp. Tại đình làng thờ Chử Đồng Tử – một trong 4 vị thánh linh thiêng nhất được tín ngưỡng của địa phương.
Đến với Văn Đức, bạn có thể trải nghiệm cuộc sống của người dân vùng đồng bằng sông Hồng, chung tay tham gia một số hoạt động nông nghiệp như câu cá, trồng rau hoặc thu hoạch nông sản…
3. Bản Lác
- Địa chỉ: Chiềng Châu, Mai Châu, Hòa Bình
Bản Lác nằm ở thung lũng Mai Châu, cách Hà Nội khoảng 146km – 3 giờ lái xe. Ngày nay đường đến Mai Châu đã được cải tạo và việc đi lại Mai Châu trở nên dễ dàng hơn rất nhiều so với trước kia.
Bản Lác là nơi sinh sống của bộ tộc Thái trắng và Hmông. Vào ban đêm, bạn có thể thưởng thức những điệu nhạc truyền thống, người dân sẽ biểu diễn ngay bên dưới nhà sàn hoặc bên ngoài homestay.
4. Làng cổ Đường Lâm
- Địa chỉ: Sơn Tây, Hà Nội
Làng Đường Lâm cách Hà Nội khoảng 60km hoặc hơn một giờ lái xe. Ngôi làng trở nên nổi tiếng vì là nơi sinh ra hai vị vua: Vua Phùng Hưng (761-802) và Vua Ngô Quyền (896-944). Ngày nay, làng cổ Đường Lâm vẫn còn giữ được những nét đặc trưng của một ngôi làng Việt với cổng làng, cây đa, bến nước, sân đình, điếm canh, ruộng, gò, đồi, miếu, chùa…
Nét cổ nhất của Đường Lâm nằm ở kiến trúc cổng làng và đình Mông Phụ. Vốn dĩ làng có tới 5 cổng, một cổng lớn và 4 cổng trấn tứ phương. Hiện tại chỉ còn sót lại cổng làng Mông Phụ được xây dựng từ năm 1833, trên còn tựa dòng chữ “thế hữu hưng ngơi đại”, tạm hiểu là “thời nào cũng có người tài giỏi”.
5. Làng Quỳnh Sơn
- Địa chỉ: huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Làng văn hóa du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn là ngôi làng của bộ tộc Tày cách Hà Nội khoảng 3 giờ lái xe. Ngôi làng nổi tiếng với cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, những cánh đồng bằng phẳng bên cạnh dòng suối trong xanh uốn lượn.
Làng Quỳnh Sơn nằm trong lòng thung lũng Bắc Sơn – một kiệt tác mà thiên nhiên đã ban cho đất trời Tây Bắc. Bạn không chỉ được chiêm ngưỡng bức bích họa tuyệt đẹp mà còn được hòa mình vào không gian sinh hoạt, văn hóa, ẩm thực độc đáo của cư dân địa phương.
6. Làng chài Cửa Vạn
- Địa chỉ: Cát Hải, Hải Phòng
Cửa Vạn là một làng chài lâu đời nằm giữa lòng Vịnh Hạ Long – danh lam thắng cảnh hàng đầu Việt Nam. Ở điểm dừng chân này, bạn có thể chụp một vài bức ảnh, trò chuyện với người dân địa phương và tìm hiểu cuộc sống độc đáo khi lênh đênh trên biển cả. Bạn sẽ thấy ngôi nhà của ngư dân rất đơn giản, họ sống trên những ngôi nhà nổi và được duy trì thông qua đánh bắt và nuôi trồng thủy sản.
7. Làng chài Việt Hải
Việt Hải là một ngôi làng nhỏ nằm giữa Vườn quốc gia Cát Bà, được bao phủ bởi những dãy núi cao và cây xanh xung quanh. Ở đây chỉ có khoảng 80 ngôi nhà được làm đơn giản bằng tre, gỗ, lá và đất. Dân làng kiếm sống bằng nghề đánh cá, trồng trọt và chăn nuôi giống như tổ tiên đã sống ở đây trong nhiều thế kỷ.
Điều mà bạn sẽ không bao giờ gặp ở bất kì nơi nào khác đó là cửa nhà ở làng Việt hải mở cả ngày và cả đêm. Cộng đồng ở đây tuy ít nhưng rất hòa hợp và gắn kết với nhau. Đặc biệt, sử dụng đồ đạc, vật dụng của gia đình khác là việc hết sức bình thường, bởi mỗi người dân đều nương tựa vào nhau mà sống. Nghe có vẻ điên rồ nhưng Việt Hải chính là nơi như thế đấy, “trong sạch” theo cả nghĩa bóng và nghĩa đen.
8. Bản Tả Van, Sapa
Tả Van là quê hương của bộ tộc Giáy, một trong 54 dân tộc anh em ở Việt Nam. Bản làng nằm cách Sapa 8km, phàn lớn là những con dốc đá. Hành trình đẹp nhất đến bản là qua Ý Linh Hồ – Lao Chải – Tả Van. Đây cũng là cung đường nhất định phải đi nếu bạn muốn ngắm trọn vẹn vẻ đẹp của thung lũng Mường Hoa.
Ngôi làng tuy không xa trung tâm thị trấn Sapa nhưng đường đi khá khó khăn nên còn cực kỳ hoang sơ, đậm nét sống của người dân tộc miền núi. Giá vé tham quan bản Tả Van hiện tại là 75.000 VNĐ/ người.
Những ngôi làng truyền thống ở miền Trung
9. Làng Thanh Toàn
- Địa chỉ: Phú Hồ, Hương Thủy, Thừa Thiên Huế
Làng Thanh Toàn nổi tiếng với cây cầu độc nhất vô nhị được xây dựng vào năm 1776 – cầu ngói Thanh Toàn. Cách thành phố Huế khoảng 8km, bạn hoàn toàn có thể đến làng bằng xe đạp, xe máy hoặc ô tô riêng từ trung tâm cố đô. Con đường dẫn đến làng đi qua cánh đồng lúa hay những ngõ nhỏ dọc bờ sông ao, vô cùng bình yên và thơ mộng.
Nếu đến vào sáng sớm, bạn có thể tham gia chợ sáng Thanh Toàn, nơi người nông dân mua bán các sản phẩm nông nghiệp và thực phẩm để nấu ăn trong ngày của họ.
10. Làng Thủy Biều
Làng cổ Thủy Biều nằm ở thượng nguồn sông Hương, cách thành phố Huế chỉ 5km. Ngôi làng hiện còn lưu giữ được nhiều ngôi nhà cổ với lối kiến trúc độc đáo, một số ngôi nhà có tuổi đời lên đến 183 năm.
Đến Thủy Biều, bạn sẽ được trải nghiệm cuộc sống địa phương, tìm hiểu các phương pháp làm kẹo mè xửng, bánh nậm… thăm xưởng sản xuất hương và tận hưởng không gian yên bình đặc trưng của vùng quê Việt Nam .
11. Thôn Cẩm Thanh, Hội An
Làng Cẩm Thanh cách trung tâm phố cổ Hội An khoảng 3km về phía Đông Nam. Ngôi làng từng là một căn cứ quân sự quan trọng trong các cuộc chiến tranh một phần bởi nơi đây như ẩn như hiện trong rừng dừa mà bây giờ chúng ta vẫn thường nghe với cái tên rừng dừa Bảy Mẫu. Đương nhiên là không chỉ có dừa mà còn nhiều loài thực vật cùng họ như cọ, đước,…cùng sinh sôi nảy nở.
Trải qua bao nhiêu thăng trầm của lịch sử, làng Cẩm Thanh vẫn đứng vững, vẫn ngập tràn sức sống mãnh liệt như cái cách mà những cây dừa vươn lên trong bom đạn. Hiện nay, rừng dừa đã trở nên quen thuộc đối với khách du lịch Hội An với đặc sản đua thuyền thúng.
12. Làng gốm Thanh Hà
Làng gốm Thanh Hà nằm ở phường Thanh Hà tỉnh Quảng Nam. Ngôi làng mở cửa hàng ngày lúc 8 giờ sáng và đón những du khách cuối cùng vào khoảng 5 giờ 30 chiều. Đồ gốm ở làng đều được làm thủ công từ đất sét nung lấy từ lòng sông gần đó và đã trở thanh thương hiệu trên toàn quốc.
Chỉ cách phố cổ Hội An một đoạn lái xe ngắn, ngôi làng là một điểm đến tuyệt vời cho những ai đang tìm kiếm một trải nghiệm thực tế hoặc muốn tránh xa các khu vực đông đúc của Hội An.
13. Làng rau Trà Quế
- Địa chỉ: Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam
Trà Quế là một ngôi làng nhỏ xanh mướt cách Hội An khoảng 15 phút đi xe đạp. Mỗi khu vườn trồng rất nhiều loại rau như bạc hà, húng quế, húng chanh, hành lá, ngò gai, … Nghe thì không có gì khác biệt nhưng thực chất, điều làm nên đặc trưng của các loại rau ở đây là phân bón hữu cơ được làm bằng rong lấy từ sông Hoài và đầm Trà Quế.
Hiện nay Hội An đã triển khai tủ du lịch sinh thái ở làng rau Trà Quế. Những người nông dân sẽ chỉ cho bạn cách xới đất, gieo hạt, tưới nước, hái rau mà bạn chưa từng thấy. Tiếp theo, bạn sẽ tự mình tham gia một số hoạt động nông nghiệp và học cách xách xô nước để tưới vườn cũng một số kỹ thuật canh tác cơ bản.
Những ngôi làng truyền thống ở miền Nam
14. Làng Phong Điền, Cần Thơ
Cần Thơ được coi là thủ phủ của vùng đồng bằng sông Cửu Long, là vựa trái cây của khu vực và làng Phong Điền là điểm dừng chân thích hợp nếu bạn thích những vườn cây ăn quả và thưởng thức trái cây nhiệt đới.
Bên cạnh đó, ngôi làng còn có một khu chợ truyền thống là chợ nổi Phong Điền. Chợ nổi này tuy không đông đúc bằng chợ nổi Cái Răng nhưng thực sự rất chân thực, cung cấp các sản phẩm phong phú và đa dạng như trái cây, rau củ, thực phẩm, đồ gia dụng, xăng dầu và dụng cụ lao động. Người ta có gì ở chợ đất, Phong Điền cũng có.
15. Làng An Bình, Vĩnh Long
Làng An Bình (cù lao An Bình) là một hòn đảo giữa sông Cửu Long mà hầu hết du khách đều dừng chân khi đến thăm sông nước miệt vươn. Được bao bọc bởi sông Cổ Chiên và Hàm Luông, ngôi làng nhỏ sẽ mang đến cho bạn những trải nghiệm đậm chất Tây Nam Bộ như tát mương bắt cá, làm vườn, làm bánh dân gian, chế biến món ăn, nghe hát bội…và đương nhiên không thể thiếu thưởng thức trái cây nhiệt đới.
Điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của Cù Lao An Bình là Chùa Tiên Châu nằm trên tả ngạn sông Cổ Chiên. Chùa được hình thành từ những năm 1740 – 1750 không chỉ nổi tiếng ở Vĩnh Long mà còn nổi tiếng cả Miền Tây Nam Bộ bởi gắn liền với truyền thuyết về bãi tắm của tiên nữ.