Sắp đến ngày toàn dân quét mộ. Vâng, Tết Thanh minh hay còn gọi là lễ xuất hành, lễ hội tháng ba, lễ hội thờ cúng tổ tiên, …đã đến rất gần rồi. Mặc dù phong tục ở mỗi nơi khác nhau nhưng quét dọn lăng mộ để thờ cúng tổ tiên là những điều nhất định phải làm.
Vì vậy, tiết Thanh minh không chỉ là tiết mặt trời, mà còn là lễ hội để người dân đi tảo mộ, cúng bái tổ tiên. Nhưng bạn có bao giờ tự hỏi, Thanh minh có liên quan gì đến việc này và vì sao nhất định phải là ngày Thanh Minh?
MỤC LỤC
Thanh minh nghĩa là gì?
Ngày thứ mười lăm sau xuân phân là ngày Thanh minh. Thanh trong thanh lọc, thanh khiết, mang nghĩa là “sạch sẽ” hay “trong lành”, minh nghĩa là “tươi sáng”. Vào ngày này, mặt trời đi qua xích đạo, nhiệt độ cao hơn và mưa nhiều. Như có câu nói: “Trong lễ Thanh minh có mưa rất nhiều, người đi đường muốn tan nát cõi lòng.”
Do đó, khi tiết Thanh minh đến, không khí lạnh ở phía bắc bắt đầu bớt dần dưới tác động của mặt trời, không khí nóng ở đông nam sẽ tràn vào mang theo không khí ẩm từ bờ biển. Vì vậy, ý nghĩa chính xác của từ ngữ Thanh minh là gió Đông Nam đến.
Tại sao Thanh Minh là ngày toàn dân quét mộ?
À, câu này là nói đùa thôi. Theo quan niệm dân gian thì “Âm sinh từ cửa trời, dương sinh thổ”. Nghĩa gốc của “Thanh minh” là gió đông nam đến, mà đông nam là “thổ hộ”. Vì vậy, dân gian có câu rằng Tết Thanh minh sắp đến, nên khai khẩn đất đai đồng thời gửi về tổ tiên một ít “tiền của, thóc gạo” để các cụ được sống thoải mái hơn dưới đó.
Lễ hội Thanh minh có từ lâu đời, từ xa xưa ông cha ta đã bắt đầu có tín ngưỡng cúng tế. Đây không chỉ là một sự kính trọng đối với những người thân đã khuất mà còn định nghĩa lại cái chết để thế hệ trẻ biết rằng ý nghĩa của cuộc sống thực ra quan trọng hơn, cuộc đời của con người là có hạn. Trong thời gian hạn hẹp này làm thế nào để sống có ý nghĩa và không lãng phí thời gian cũng là một mục đích của sự hy sinh.
Một số phong tục truyền thống trong dịp Tết Thanh Minh
Quét mộ và thờ cúng tổ tiên
Tất nhiên, điều quan trọng nhất của lễ hội Thanh minh phải là tảo mộ và thờ cúng tổ tiên. Đó là một phong tục được lưu truyền từ xa xưa mà lý do đã có ở phần trên. Đồng thời, nó cũng có thể giáo dục con cái và kế thừa văn hóa hiếu thảo, trân trọng tổ tiên. Vào thời điểm này, tất cả mọi thứ đều sạch sẽ và ngăn nắp. Đi kèm với các hoạt động thờ cúng là mỗi gia đình đều chuẩn bị những món ăn phong phú để tỏ lòng thành kính.
Thời gian đi tảo mộ không nên quá sớm cũng không quá muộn. Nói chung, tốt nhất nên làm từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều khi dương khí đang mạnh nhất.
Không “chẵn”
Người ta cho rằng, vật cúng tế không được gấp đôi. Số lẻ là âm, số chẵn là dương, khi dâng hương thường là 3 hoặc 1 que, còn trứng thì tốt nhất là số lẻ. Khi nào mang lễ vật đến chúng ta cũng phải ghi nhớ điều này.
Đi chơi
Thanh minh trong tiết tháng ba
Lễ là tảo mộ hội là đạp thanh.
Gần xa nô nức yến anh
Chị em sắm sửa bộ hành chơi xuân.
Trích Cảnh ngày xuân, Truyện Kiều – Nguyễn Du
Chỉ 4 câu thơ đơn giản cũng đủ nói lên độ ăn chơi của người xưa trong dịp này rồi. Tết Thanh minh là mùa xuân về trên đất, mọi người tranh thủ đi lại, vui chơi vì thời điểm này đã qua mùa đông khắc nghiệt.
Ngoài những phong tục như là quét dọn lăng mộ thờ cúng tổ tiên, trồng liễu,…còn có rất nhiều trò chơi dân gian được người dân yêu thích từ ngàn đời nay như tục móc câu, thả diều, xích đu,…Tuy rằng bạn sẽ không nhìn thấy nhiều ở thành phố nhưng nông thôn thì vẫn giữ được nét đẹp này.
Xếp cành liễu
Ngày quét mộ cũng là thời điểm cây liễu đâm chồi nảy lộc. Khi mọi người ra ngoài trời xanh, họ gấp một vài nhánh cây liễu gai, có thể cầm trên tay hoặc bện thành mũ và đội trên đầu, hoặc họ có thể mang về nhà và cài vào các sợi dây và mái hiên.
Đổi lửa
Người xưa cho rằng vào các mùa khác nhau nên dùng các loại “mộc” khác nhau để chế lửa, nếu không sẽ vi phạm quy luật tự nhiên và dẫn đến bất hạnh. Vì vậy, “ngọn lửa mới” được chọn trong dịp này là cây liễu. Cành dương liễu không được cắm trên mộ mà đốt sát mộ để báo với tổ tiên rằng có ngọn lửa mới, cũng là một hành động xua đuổi bệnh tật.
Ngày nay, ở một số nơi, vào mỗi dịp lễ Thanh minh, người ta sẽ dùng cành liễu để đuổi côn trùng độc, và phong tục này có nguồn gốc từ tục “đổi lửa”.
Trồng cây
Trước và sau Tết Thanh minh, nắng hừng hực và mưa xuân thổi, cây trồng có tỷ lệ sống cao, mau lớn. Vì vậy, từ xa xưa, nước ta đã có thói quen trồng cây trong dịp này.
Giày mới không giẫm lên mồ cũ
Có nhiều câu nói dân gian về giày có câu: Thà thử quan tài còn hơn giày của người khác”. Có nghĩa là quan tài của người khác có thể nằm trong đó và nằm thử nhưng đối với những đôi giày đã mang vào chân của người khác thì tuyệt đối không. Thứ nhất, việc mang giày đan xen dễ dẫn đến vi khuẩn phát triển và lây nhiễm một số bệnh. Thứ hai, giày dép cũng được ví như “ác quỷ”. Vì vậy, việc đi giày của người khác bị coi là hành động “xấu xa”.
Đi thăm mộ vào lễ Thanh minh là tỏ lòng thành kính với tổ tiên, đi giày dép mới mua đi tảo mộ là không phù hợp. Nó cũng có nghĩa là “ác”. Mang giày dép mới xuống mộ sẽ bị coi là bất kính, đồng thời phạm phải “điều dữ”.
Không đốt vàng mã
Đốt vàng mã cũng từng là một việc khá phổ biến nhưng trong Tết Thanh minh, thời tiết khô và gió đặc biệt mạnh dễ dẫn đến cháy rừng. Thế nên vì lý do an toàn, phong tục này cũng dần biến mất. Nhà ai muốn đốt thì phải xem ngọn lửa đã dập tắt hoàn toàn chưa rồi mới rời đi.
Truyền thống của người xưa truyền lại là thế hệ mai sau nên làm theo càng nhiều càng tốt, bởi vì trân trọng tổ tiên cũng chính là trân trọng quá khứ, trân trọng bản thân của sau này. Quê hương của bạn có những phong tục độc đáo nào trong dịp Tết Thanh minh? Cùng nhau chia sẻ nhé.