• Hợp tác cùng Du lịch tử tế
  • Liên hệ
Thứ Hai, Tháng Hai 6, 2023
  • Login
Du lịch tử tế
Advertisement
  • Home
  • Việt Nam của tôi
  • Vòng quanh thế giới
  • Toplist
  • Tips
  • Video
  • Góc bán tour
  • En
No Result
View All Result
  • Home
  • Việt Nam của tôi
  • Vòng quanh thế giới
  • Toplist
  • Tips
  • Video
  • Góc bán tour
  • En
No Result
View All Result
Du lịch tử tế
No Result
View All Result

Khám phá Koh Ker – Thủ đô bị lãng quên của Vương quốc Angkor

by Du lịch tử tế
0 0
0
Home Vòng quanh thế giới
Share on FacebookShare on Twitter

Tương tự như nền văn minh Maya hay người Puebloans sống trong hàng trăm ngôi nhà cheo leo trên vách đá ở di tích cổ Mesa Verde, sự biến mất đột ngột của vương quốc Angkor huy hoàng rực rỡ cho đến bây giờ vẫn là một dấu hỏi lớn đối với các nhà sử học. Dấu tích hiếm hoi về đế chế lừng lẫy một thời được tìm thấy trong rừng sâu là Koh Ker, nơi lưu giữ bao nhiêu bí mật về quá khứ đã bị thời gian chôn vùi.

MỤC LỤC

  • Tìm hiểu về Koh Ker
  • Làm thế nào để đến Koh Ker?
  • Xem gì ở cố đô của Vương quốc Angkor?
    • Khu đền chính Prasat Thom
    • Đền Neang Khmau
    • Đền Prasat Pram
    • Đền Prasat Krahom
    • Đền Prasat Leung
    • Đền Prasat Op On
    • Đền Prasat Damrei
    • Đền Prasat Khnar
    • Hồ Rahal Baray
    • Đền Boeng Mealea
  • Những bí ẩn không lời giải của một Vương triều đã mất

Tìm hiểu về Koh Ker

Koh Ker là một thành phố cổ nằm ở xã Srayong, huyện Kulen, cách Siem Reap 100 km. Không có bất cứ thị trấn nào gần đó trong bán kính 50km, ngôi làng gần nhất là Sra Yong cũng cách 8 km.

Thủ đô bị lãng quên của Vương quốc Angkor
Một góc Koh Ker – Thủ đô bị lãng quên của Vương quốc Angkor

Vào năm 928, Vua Jayavarman IV quyết định dời thủ đô của Đế chế Khmer từ Angkor đến Koh Ker, cách đó khoảng 60 km. Cho đến ngày nay, các học giả vẫn không biết tại sao. Hơn nữa, thủ đô cũ này cũng là nơi có một trong những công trình kiến ​​trúc khác thường nhất của khu vực.

Và trong khi Koh Ker sẽ chỉ là thủ đô trong hai thập kỷ, thật đáng kinh ngạc là có rất nhiều công trình kiến ​​trúc và tác phẩm điêu khắc ngoạn mục đã được xây dựng. Ngủ yên trong rừng sâu gần một thiên niên kỷ và hầu như bị lãng quên, cố đô yểu mệnh này đã được bao phủ bởi cây cối cho đến khi được phát hiện gần đây.

cố đô của Vương quốc Angkor
Những di tích đổ nát trong chiều tà càng làm Koh Ker thêm vẻ hoài niệm về một vương triều rực rỡ.

Nhưng khác xa một Angkor đông đúc, cho đến nay Koh Ker hoàn toàn không bị ảnh hưởng bởi du lịch đại trà. Có rất ít xe đến Koh Ker, hầu hết mọi người đến đây bằng xe máy hoặc theo tour đặt riêng bắt đầu từ Siem Reap.

Làm thế nào để đến Koh Ker?

Đường đến Koh Ker tương đối dễ đi vì các phần của con đường đều được trải nhựa nhưng tốt hơn hết bạn nên đi sớm để có đủ thời gian quay lại Siem Reap trong ngày. Không có phương tiện giao thông công cộng cho khách du lịch nhưng bạn có thể dễ dàng bắt taxi và ô tô để đến tận chân Koh Ker.

Con đường dẫn qua một trong những vùng nghèo nhất và rất xa của Campuchia. Các khu rừng nằm dưới sự kiểm soát của quân Khmer trong cuộc nội chiến. Do khai thác gỗ bất hợp pháp, bây giờ nơi này trông giống như vùng đất bụi, rừng nguyên sinh ở trong tình trạng rất nghèo nàn.

Nếu xuất phát từ thành phố Preah Vihear thì chỉ mất từ ​​80 – 90 phút đi xe máy. Giá thuê xe tầm 15$ nhưng bạn có thể thương lượng nếu biết tiếng.

Xem gì ở cố đô của Vương quốc Angkor?

Có 20 ngôi đền ở Koh Ker mở cửa cho khách tham quan, hầu hết chúng đều nằm gần đường vành đai bao quanh hồ chứa trước đây có tên là Rahal Baray. Xung quanh còn có nhiều ngôi đền khác, tổng cộng hơn 180 công trình kiến ​​trúc nhưng bạn không thể đến được cũng không ai cho đến vì Koh Ker nằm ở trung tâm của khu vực nội chiến trước đây nên còn sót lại khá nhiều bom mìn.

Khu đền chính Prasat Thom

Để vào được khu đền chính, bạn phải trả 10 USD phí vào cửa tại ki-ốt cách đó 7km. Ở đây có một loạt các ngôi đền, hầu hết đều được xây bằng gạch và hầu như còn nguyên vẹn. Đứng trước những ngôi chùa, bạn mới cảm nhận hết được vẻ đẹp thực sự của nơi từng là cố đô của một triều đại huy hoàng rực rỡ nhất Đông Nam Á tuy rằng hiện tại giống như một bức tranh cổ kính với nhiều cây cối mọc um tùm.

Đền Prasat Thom ở Koh Ker
Prasat Thom – kim tự tháp duy nhất ở Đông Dương bị lãng quên hơn 1.000 năm

Nhìn từ xa, ngôi đền giống như một ngọn đồi nhỏ vì đã hoàn toàn được bao phủ bởi rừng. Tuy nhiên, nó thực sự là một bảo tháp cao 35 mét được làm bằng đá sa thạch. Prasat Thom có bảy tầng, mỗi tầng cao khoảng 5m, sân thượng rộng 2 mét và cầu thang 55 bậc lên đỉnh. Từ đỉnh của kim tự tháp này, bạn có thể nhìn thấy toàn bộ khung cảnh rừng nguyên sinh với ngọn núi Dangrek ở phía xa, biên giới Thái Lan ở phía bắc cũng như dãy núi Koulen cách đó khoảng 70 km về phía nam.

Đền Neang Khmau

Đền Neang Khmau
Đền Neang Khmau còn khá nguyên vẹn so với những di tích khác ở Koh Ker.

Khu phức hợp Koh Ker nằm dọc theo một con đường mòn dài khoảng 3 km. Ngôi đền đầu tiên là Neang Khmao nằm trên đỉnh một ngọn đồi nhỏ quay mặt về thành phố Angkor theo hướng tây. Đền cao 20 mét và giống như một bảo tháp. Neang Khmao được bao quanh bởi một thành lũy bằng đá ong, rộng 44 mét vuông và cao 2 mét.

Đền Prasat Pram

Prasat Pram
Bị lãng quên 1000 năm thì việc bị xem như nơi sinh trưởng của cây cối cũng không có gì lạ. Lạ ở chỗ, những bảo tháp này vẫn chưa từng sụp đổ.

Prasat Pram là khu phức hợp có năm tòa tháp được bao quanh bởi một thành lũy nhưng hai trong số đó đã bị bao phủ bởi gốc cây cổ thụ qua hàng ngàn năm. Ba tháp quay mặt về phía đông là đền thờ, hai tháp còn lại quay mặt về phía tây là thư viện trong quá khứ khi Koh Ker là thủ đô của đế chế Khmer.

Đền Prasat Krahom

So với tất cả các di tích ở Koh Ker, Prasat Krahom (có nghĩa là Đền Đỏ) là công trình kiến ​​trúc lớn thứ hai. Ngôi đền được xây dựng bằng gạch và có hình dạng giống như một kim tự tháp, trang trí bằng một tác phẩm điêu khắc hình cánh sen cao 20 mét.

Đền Prasat Krahom ở Koh Ker
Những gì còn lại của Đền Prasat Krahom thật khiến người ta phải tiếc nuối.

Bên trong ngôi đền có tượng thần Shiva cao 3m với tám cánh tay và bốn đầu. Tuy nhiên bức tượng đã bị hư hại nghiêm trọng, chỉ còn lại một số bộ phận.

Đền Prasat Leung

Cách khu đền chính Prasat Thom chỉ 1km về hướng đông bắc, Prasat Leung có vẻ nhỏ so với những ngôi đền khác ở Koh Ker và có hình dạng giống như một khối lập phương. Tuy nhiên ngôi đền đã trở thành điểm thu hút khách du lịch Campuchia nhất quần thể di tích cố đô nầy do nơi đây có ​​tượng Shiva Linga lớn nhất.

Đền Prasat Leung
Bên trong Đền Prasat Leung là cả một kì quan điêu khắc của người Campuchia cổ đại.

Hơn nữa, bầu không khí xung quanh trôi đi cực chậm rãi như muốn đưa mọi người quay trở lại những tháng ngày rực rỡ cũ xưa.

Đền Prasat Op On

Ngôi đền này chỉ có đúng một tháp duy nhất. Người ta suy đoán rằng nó có thể được xây dựng sau triều đại của Vua Jayavarman IV nhưng vẫn trong thế kỷ thứ 10.

Đền Prasat Op On
Chỉ một bảo tháp như vậy nhưng đã đứng vững giữa đất trời hàng nghìn năm, trình độ xây dựng của người Khmer cổ thật đáng khâm phục.

Điều thú vị là, trong khi Koh Ker chỉ hoạt động như một thủ đô trong khoảng 20 năm nhưng địa điểm này không bị bỏ hoang khi vị trí quyền lực chuyển về Angkor. Các vị vua sau đó vẫn tiếp tục xây dựng các cấu trúc mới cho nơi này.

Đền Prasat Damrei

 Đền Prasat Damrei
Em voi tội nghiệp lẻ loi còn sót lại ở Đền Prasat Damrei

‘Damrei’ có nghĩa là con voi và ngôi đền này dành riêng cho thần Shiva cũng như con trai của ông là thần voi Ganesha. Hiện tại ở đây vẫn còn bức tượng voi khá nguyên vẹn nhưng đương nhiên không thể che dấu được dấu vết của thời gian.

Đền Prasat Khnar

Prasat Khnar là một ngôi đền khá bí ẩn. Các học giả hiện nay tin rằng ở đây từng có một chiếc bệ lớn đặt tượng Linga đồ sộ cao tới 3 mét. Tuy nhiên, nơi này đã đổ nát đến mức không thể nhìn ra hình dạng ban đầu.

Đền Prasat Khnar
Đền Prasat Khnar của hiện tại khiến người ta không nỡ nhìn thẳng 🙁

Ở bên cạnh, bạn cũng sẽ tìm thấy hình khắc động vật và các vị thần trên đá. Nói chung, những bức hình chạm khắc trên đá như thế này (trái ngược với những bức tượng độc lập) là khá hiếm tại các di tích cổ của người Khmer.

Hồ Rahal Baray

hồ Rahal Baray
Nước là khởi nguồn của sự sống nên việc người Khmer xây hồ Rahal Baray đầu tiên cũng không có gì lạ.

Rahal Baray là một hồ nước nhân tạo với chiều dài 1.200 mét và chiều rộng 550 mét. Có người tin rằng Baray này được xây dựng đầu tiên ở Koh Ker, thậm chí trước cả những ngôi đền. Hiện nay Rahal gần như khô cạn và được bao phủ bởi cỏ trong rừng nhưng vẫn có những bông hoa nở trên mặt nước vào mùa mưa.

Đền Boeng Mealea

Khi trở về từ Koh Ker, bạn nên ghé thăm đền Beng Mealea, cách Siem Reap khoảng 68 km về phía đông bắc. Ngôi đền này được xem là phiên bản hoàn hảo nhất của đền Angkor.

Đền Boeng Mealea
Không ai có thể tin nổi bên dưới vẻ đổ nát của đền Beng Mealea hiện tại chính là nơi an nghỉ của vị vua quan trọng nhất trong lịch sử Vương triều Angkor.

Qua những tư liệu cổ cũng như các bia ký còn sót lại, người ta mới biết Boeng Mealea chính là nơi chôn cất thi hài vua Suryavarman II cũng như tất cả vàng bạc châu báu của một vương triều đã mất. Nhưng do chiến tranh triền miên, khu đền lại bị lãng quên và hiện tại, địa điểm này giống như viên ngọc ẩn bên trong rừng già.

Những bí ẩn không lời giải của một Vương triều đã mất

Cố đô của Vương quốc Angkor rực rỡ đã bị lãng quên trong một khu rừng xa xôi với hàng trăm ngôi đền đổ nát có, nguyên vẹn có, bị cướp bóc cũng có. Vật liệu chính để xây dựng nên những di tích vĩ đại này là gạch và một loại vữa được làm từ nhựa cây. Điều đáng chú ý là chúng đã đứng vững như thế nào trước sự hủy diệt của thời gian và đoạn lịch sử nào của Khmer đã bị che giấu trong nhiều thế kỷ?

Theo các bản khắc, có hơn mười nghìn người sống tại Koh Ker và đã xây hơn 180 ngôi chùa khi nơi này là thủ đô. Một số lượng khổng lồ như vậy, nói biến mất là biến mất, nói lãng quên là lãng quên được sao? Hay còn có bí mật gì đó vô cùng huyền bí chưa từng được biết đến nhưng đã vĩnh viễn bị chôn vùi với thời gian tại đất nước Campuchia nhỏ bé này?

Tags: du lịch Campuchiađế chế Khmerđền Koh KerKoh KerVương quốc Angkor

BÀI VIẾT LIÊN QUAN

No Content Available
Load More
Next Post
lịch trình tham quan ninh bình

Lịch trình tham quan Ninh Bình trong 1 ngày như thế nào?

Trả lời Hủy

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

  • Trending
  • Comments
  • Latest
Cúc họa mi tháng 10

Hà Nội 12 mùa hoa có lẽ không chỉ là tên một bài hát!

Phố cổ Hoa Lư Ninh Bình

Phố cổ Hoa Lư Ninh Bình A – Z: Bản đồ, Vé vào cổng, Hoạt động…

khám phá bí mật tam giác vàng

Khám phá bí mật Tam giác Vàng – nỗi khiếp sợ của cả thế giới!

Thế vận hội mùa đông đầu tiên

Thế vận hội mùa đông đầu tiên – Olympic 1924 được tổ chức ở đâu?

Lễ hội bia Oktoberfest

Không chịu cũng phải chịu: Lễ hội bia Oktoberfest 2021 của Đức lại bị hủy

review du lịch Mù Cang Chải 2N2Đ

REVIEW DU LỊCH MÙ CANG CHẢI 2N2Đ CHỈ VỚI 1TR5 – THÁNG 9 NÀY NHẤT ĐỊNH PHẢI ĐI ĐỂ NGẮM LÚA!

Tàu hũ nóng cô Hiệp

5 món ăn dân dã của Sài Gòn nhưng ‘hiếm có khó tìm’ ở Hà Nội

Mount Titano

1 day in San Marino Italy – Europe’s tiniest country 🇸🇲

Công viên giải trí Universal Studios Singapore

Review du lịch Singapore tự túc dành cho gia đình 3 thế hệ

Du lịch mùa xuân đến Phú Quốc

Du lịch mùa xuân – Đi “trốn” thời tiết nồm ẩm ối giồi ôi xứ Bắc thôi bạn ei :)

review Du lịch Myanmar

Du lịch Myanmar – chuyến đi đầu năm bất ổn đến miền đất Phật

kinh nghiệm du lịch Nhật bản tự túc

Review kinh nghiệm du lịch Nhật bản tự túc: visa, xuất nhập cảnh,…

    • Hợp tác cùng Du lịch tử tế
    • Liên hệ
    Du lịch tử tế

    © 2020 by Du lịch tử tế.

    Email: admin@dulichtute.com - Fanpage: Du lịch tử tế

    • Về chúng tôi
    • Hợp tác cùng Du lịch tử tế
    • Liên hệ

    Bạn ơi, kết nối nhé ♥️

    No Result
    View All Result
    • Home
    • Việt Nam của tôi
    • Vòng quanh thế giới
    • Toplist
    • Tips
    • Video
    • Góc bán tour
    • En

    © 2020 by Du lịch tử tế.

    Welcome Back!

    Login to your account below

    Forgotten Password?

    Create New Account!

    Fill the forms below to register

    All fields are required. Log In

    Retrieve your password

    Please enter your username or email address to reset your password.

    Log In