Kazakhstan còn rất xa lạ trên bản đồ du lịch nhưng người Việt mình lại được miễn visa nhập cảnh 30 ngày. Hôm nay vừa có 1 bài review cực kỳ chi tiết về 2 nước Trung Á rồi, bài viết này chỉ bổ sung thêm những thông tin hữu ích về kinh nghiệm du lịch Kazakhstan tự túc cho các bác đang lên lịch trình đi thôi.
MỤC LỤC
Thông tin chung về đất nước Kazakhstan
- Tên chính thức: Cộng hòa Kazakhstan
- Thủ đô: Nur-Sultan
- Dân số: 18.744.548 (2018)
- Ngôn ngữ chính thức: Kazakhstan, Nga
- Tiền tệ: Tenge (KZT)
- Hình thức chính phủ: Cộng hòa tổng thống
- Khí hậu: Lục địa, mùa đông lạnh và mùa hè nóng, khô cằn và nửa khô
- Tổng diện tích: 1.052.085 dặm vuông (2.724.900 km vuông)
- Điểm cao nhất: Khan Tangiri Shyngy (Pik Khan-Tengri) ở độ cao 22.950,5 feet (6.995 mét)
- Điểm thấp nhất: Vpadina Kaundy ở -433 feet (-132 mét)
Dân số
Dân số Kazakhstan ước tính vào khoảng 18.744.548 người vào năm 2018. Điều bất thường ở Trung Á, phần lớn công dân Kazakhstan — 54% — sống ở các khu vực thành thị.
Nhóm dân tộc lớn nhất ở Kazakhstan là người Kazakhstan, chiếm 63,1% dân số. Tiếp theo là người Nga, với 23,7%. Các dân tộc thiểu số nhỏ hơn bao gồm người Uzbekistan (2,9%), người Ukraine (2,1%), người Uyghurs (1,4%), người Tatars (1,3%), người Đức (1,1%), và các nhóm dân số nhỏ gồm người Belarus, Azeris, Ba Lan, Litva, Hàn Quốc, Kurd, Chechnya , và người Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngôn ngữ
Ngôn ngữ nhà nước của Kazakhstan là Kazakhstan, một ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ được 64,5% dân số nói. Tiếng Nga là ngôn ngữ kinh doanh chính thức và là ngôn ngữ chung của tất cả các dân tộc.
Tiếng Kazakh được viết bằng bảng chữ cái Cyrillic , một di tích của sự thống trị của Nga. Nazarbayev đã đề nghị chuyển sang bảng chữ cái Latinh nhưng sau đó đã rút lại đề nghị.
Tôn giáo
Trong nhiều thập kỷ dưới thời Xô Viết, tôn giáo chính thức bị cấm. Tuy nhiên, kể từ khi độc lập vào năm 1991, tôn giáo đã có một sự trở lại ấn tượng. Ngày nay, chỉ có khoảng 3% dân số là không theo tôn giáo nào thôi.
Trong số công dân của Kazakhstan, 70% là người Hồi giáo, chủ yếu là người Sunni. Người theo đạo Thiên chúa, chủ yếu là Chính thống giáo Nga, chiếm 26,6% dân số. Ngoài ra còn có một số lượng nhỏ người theo đạo Phật, người Do Thái, người theo đạo Hindu, người Mormon và người Baha’i.
Địa lý
Kazakhstan là quốc gia lớn thứ chín trên thế giới với diện tích 1.052.085 dặm vuông (2.724.900 km vuông). Một phần ba diện tích là đất thảo nguyên khô, trong khi phần lớn phần còn lại là đồng cỏ hoặc sa mạc cát.
Kazakhstan giáp với Nga ở phía bắc, Trung Quốc ở phía đông, Kyrgyzstan, Uzbekistan , và Turkmenistan về phía nam, và biển Caspi ở phía tây. Điểm cao nhất ở Kazakhstan là Khan Tangiri Shyngy (Pik Khan-Tengri) ở độ cao 22.950,5 feet (6.995 mét). Điểm thấp nhất là Vpadina Kaundy ở độ cao 132 mét dưới mực nước biển.
Khí hậu
Kazakhstan có khí hậu lục địa khô, có nghĩa là mùa đông khá lạnh và mùa hè ấm áp. Lợn có thể đạt -4 F (-20 C) vào mùa đông và tuyết là phổ biến. Nhiệt độ cao nhất vào mùa hè có thể lên tới 86 F (30 C), mức này khá nhẹ so với các nước láng giềng.
Nền kinh tế
Nền kinh tế Kazakhstan là nền kinh tế có vẻ ổn định nhất trong số các quốc gia thuộc Liên Xô cũ, với tốc độ tăng trưởng ước tính 4% hàng năm cho năm 2017. Nước này có các ngành dịch vụ và công nghiệp phát triển mạnh, nông nghiệp chỉ đóng góp 5,4% GDP.
GDP bình quân đầu người của Kazakhstan là 12.800 đô la Mỹ. Tỷ lệ thất nghiệp chỉ là 5,5% và 8,2% dân số sống dưới mức nghèo khổ. Kazakhstan xuất khẩu các sản phẩm dầu mỏ, kim loại, hóa chất, ngũ cốc, len và thịt. Nó nhập khẩu máy móc và thực phẩm.
Đơn vị tiền tệ của Kazakhstan là đồng tenge. Kể từ tháng 10 năm 2019, 1 tenge = 0,0026 USD.
Kazakhstan là nước rộng và giàu nhất ở Trung Á, nhưng lịch sử du mục khá nghèo nàn và hiện nay mang trong mình mặc cảm bị đô hộ bởi người Nga. Tuy nhiên vì Kazakhstan có đường biên giới dài (thứ hai trên thế giới) với Nga nên đây là nước hậu Xô Viết giống Nga nhất và ít thấy đặc trưng văn hoá bản địa nhất ở Trung Á (ngoài cái dải hoa văn koshkar-muiz trên quốc kỳ in khắp nơi từ cửa kính đến thảm sàn). Vì thế các điểm đến chủ yếu là thiên nhiên, ngắm cảnh và trekking đồi núi hồ nước. Ngành du lịch Kazakhstan cực kỳ sơ khai mặc dù thấy Nhà nước bắt đầu quảng cáo khá nhiều. Đem so sánh thì Kyrgyzstan đẹp và giàu văn hoá hơn rất nhiều.
Về kinh nghiệm du lịch Kazakhstan
1. Thời điểm đi
Tháng 4, tháng 5 là mùa xuân nắng đẹp mà chưa rát, hoặc tháng 9, tháng 10 mùa thu lá vàng mà chưa quá lạnh. Em đi từ 30/9-7/10 thì thời tiết ban ngày ở Almaty vào khoảng 20°C, ban đêm 10°C rất đẹp nhưng lá chưa vàng lắm, vẫn còn nửa vàng nửa đỏ nửa xanh. Astana thì gió và lạnh hơn Almaty rất nhiều, trời 5-8°C ban ngày, ban đêm -1°C. Vì thế nếu đi mùa hè tháng 7, tháng 8 cũng có lý của nó.
2. Tham quan
Có hai thành phố lớn là Astana (thủ đô) và Almaty (cố đô) cách nhau 1300km. Astana thì đi cho biết chứ không có gì đặc sắc dù các bạn Tây hay nói là kiến trúc hiện đại kỳ quái, nếu so với Trung Quốc thì kỳ quái thua xa mà hiện đại thì Nga hơn hẳn. Nói thẳng thì nó là thành phố trẻ không có hồn, chỉ trát tiền dầu khí lên thôi nên ban đêm đèn đuốc sáng rực nhưng đi tí xíu ra khỏi Bờ Hồ, bờ sông Ishim thì nhân dân vẫn chật vật lắm, chung cư xuống cấp, đường vừa hỏng vừa tối. Xung quanh Astana cũng không có điểm nào để đi. Giữa Astana và Almaty là những thảo nguyên mênh mông nhưng khô cằn, không bóng cây 🙁
Almaty thì khác, rất đặc trưng của một thành phố Xô Viết, các toà nhà đều duyên dáng và ẩn mình trong vô số cây xanh, công viên dịu dàng. Con người Almaty cũng lịch sự, hiểu biết và thân thiện hơn. Từ Almaty có khá nhiều điểm để đi về trong ngày và đường bay cũng nhiều hơn. Chính người Kazakh cũng khuyên nên đi Almaty chứ không đi Astana.
Shymkent là thành phố lớn thứ ba nhưng cũng chỉ là điểm dừng chân để khách đi sang Uzbekistan vì cách Tashkent có 130km.
Còn một thành phố nữa là Aktau nằm trên bờ biển Capsi, cách Astana gần 3000 km nhưng nước biển Caspi mùa hè vẫn lạnh. Vì thế khách du lịch chủ yếu là đi phà từ Baku sang mang theo cả ôtô để lái xuyên Á.
3. Giao tiếp
Ngoài việc tải bản offline tiếng Nga về app Google Translate để dùng khi không có mạng thì cần lưu ý là luôn dịch Anh – Nga chứ đừng bao giờ dịch Việt – Nga vì vừa không chính xác vừa nhiều từ đa nghĩa dịch câu cú lủng củng. Cần tải thêm từ điển Anh – Nga để máy có thể phát âm cho người ta nghe. Người Kazakh hầu như nói được tiếng Nga nhưng đọc thì siêu chậm, nhiều người đánh vần từng chữ, đặc biệt người trung niên mà không có kính thì bó tay.
Một bí quyết sinh tồn ở các nước nói tiếng Nga là học bảng chữ cái tiếng Nga. Không phải học để đọc hiểu mà học để ít nhất đọc được chữ viết gì. Đảm bảo với các bác, chỉ thuộc được bảng chữ cái (không khó) bởi tiếng Nga có rất nhiều từ mượn của tiếng Pháp và tiếng Mỹ như xa-lát, toa-lét, đến lift, restoran dần dần đi đường các bác sẽ tự vỡ ra rất nhiều và đọc rất nhanh. Nhưng quan trọng nhất là để đọc tên địa danh, gọi xe, vé tàu, đường phố, thực đơn cực kỳ hữu ích.
4. Thanh toán
1 Kazakhstan Tenge (KZT) = 50 VND. 1 USD = 470 KZT (nên chia 500 cho nhanh). Lưu ý không phải chỗ nào cũng có ATM (Bankomat) và không phải ATM nào cũng có tiền. ATM của ngân hàng lớn như Halyk Bank thì hạn chế rút 100k/ngày (5 triệu VND), ngân hàng bé hơn thì 85k/ngày. Do người Kazakh toàn thanh toán bằng Kaspi, một dạng QR code giống Momo hay Alipay đó. Tuy nhiên có khá nhiều điểm cho thanh toán thẻ Visa/Mastercard. Hạn chế là không có tiếng Anh nên nhờ dân họ bấm cho 1 lần để làm theo.
Tiền mặt cần nhất là để đi taxi hay tiêu ở những nơi ngoài thành phố và xa đường quốc lộ. Taxi rất rẻ nhưng không bao giờ có tiền trả lại. Khum hiểu luôn á.
5. Di chuyển
Vì Kazakhstan rộng thứ 9 thế giới nên cách di chuyển tốt nhất giữa các thành phố là máy bay.
– Vé Astana-Shymkent (1h50 bay) mua trước 5 ngày là 40k KZT (2 triệu VND/người). Quầy hành lý nội địa của hãng SCAT đóng 40 phút trước giờ khởi hành. Chuyến bay nội địa không nhiều nên vé không có mà mua. Có hãng giá rẻ nữa là FlyArystan nhưng không có trên Skyscanner, phải vào trang của họ để mua.
– Không có cách nào bay đi Shymkent và cả Almaty trong ngày hôm sau nên lời khuyên là mua vé tàu hoả. Và vé tàu cũng hết rất nhanh khi đến sát ngày. Astana-Almaty có tàu (hơi) “nhanh” (15h), tàu chậm (20h) và tàu siêu chậm (24h). Vé tàu có 2 trang bán là tickets.kz (tiếng Anh) và aviata.kz (tiếng Nga). Dân Kazakh họ dùng trang Aviata, mãi đến lúc thanh toán thì… không chấp nhận thẻ Việt Nam, thẻ Úc và cả thẻ Nga! Trong trường hợp này hãy nhờ người địa phương trả hộ.
Lưu ý là Astana có hai ga tàu Nur-Sultan 1(tàu chậm) và Nur-Sultan-Nurly (tàu ít chậm hơn). Almaty cũng có hai ga Almaty 1 và Almaty 2. Phải xem kĩ nơi tàu đi và đến để còn ra đúng ga và đặt đúng khách sạn.
6. Taxi
Vì là phương tiện đi lại chủ yếu nên để một mục riêng. Di chuyển trong các thành phố ở các nước nói tiếng Nga thì tải app Yandex Go để đặt xe, nhớ đổi vùng trên điện thoại thành Kazakhstan rồi khởi động lại máy nếu không thấy app. Giá taxi Yandex rẻ, khoảng 1200 KZT (60k VND) cho 7 km – 25 phút.
Hai thành phố Astana và Almaty tiếng là các thành phố được quy hoạch mới hoàn toàn nhưng vì đường quá lắm ô bàn cờ nên suốt ngày chỉ dừng đèn đỏ và xe con thì rất nhiều. Các bác tài lái xe đều có cái máy cảnh báo bắn tốc độ nhưng thực tế là đi qua cái ngã tư đ’ nào nó cũng kêu “Camera! Camera!” và cảnh sát thì chỉ cần đi 5 phút lại thấy nên di chuyển trong thành phố rất mất thời gian cho những quãng đường không xa lắm. Mặc dù vậy các bác tài vẫn lái siêu ẩu, nhất là dân Uzbek.
Xe Yandex gọi chỉ tầm 3-5 phút là đến, nếu phải chờ mình thì họ được tính tiền (vài nghìn VND) nên họ chả cần tìm hay gọi mình như bên Nga, có mấy loại xe:
Carpool: rẻ nhất, đi chung xe, nghĩa là ngoài mình còn đón thêm khách nữa, rất không nên đi vì vòng vèo cực lâu.
Economy: là loại thường đi vì rẻ hơn và nhiều xe hơn nhưng cũng gặp phải những con xe Lada hoặc xe Nhật đời Tống nhìn mà không dám bước vào. Đặc biệt là không thể biết trước ghế lái sẽ đặt bên nào, lái xe thường trẻ và ẩu, mỗi chuyến đi là một lần đánh bạc vậy.
Comfort: là loại có xe tử tế dù cũ hay mới cứng, lái xe cũng đàng hoàng hơn vì xe này họ phải thuê của bọn trùm nên lo giữ gìn, mà thực tế giá chỉ hơn có 100-200 tenge nên tội gì mà không đi.
Business: đắt hơn mấy trăm
Riêng đi ra cửa khẩu Korday sang Kyrgyzstan thì nên đi taxi đến bến xe buýt Sairan, ngay trên vỉa hè có những taxi (không biển taxi) chuyên đi cửa khẩu. 5000 tenge một ghế, xe đủ bốn ghế thì đi, rẻ hơn rất nhiều so với Yandex hay xe riêng mà họ thì chuyên đi tuyến này.
7. Nơi ở
Tốt nhất là đặt trên Booking.com hoặc Agoda. Tìm vị trí khách sạn gần điểm cần đi, khách sạn càng xa thì càng rẻ nhưng càng tốn thời gian đi lại. Các khách sạn đều bao gồm ăn sáng, chọn trứng-xúc xích-blini là dễ ăn và no nhất, đủ sức đi đến trưa.
Hiện tại vì dân Nga bồng bế dắt díu nhau chạy đầy đường nên khách sạn hết sạch sành sanh và giá lên vùn vụt từng ngày. Nhất là sau tổng động viên bên Nga được mấy ngày, khách sạn nào cũng hỗn loạn người ra kẻ vào, nửa đêm cũng như sáng sớm, có phòng ở 4-5 người. Bây giờ có lẽ đã hạ nhiệt nhưng tình hình này chắc còn kéo dài vì dân Nga đi Kazakhstan không cần hộ chiếu.
Vì vậy khách sạn cần đặt trước, vừa đi vừa đặt thì có khả năng phải cắm lều trong công viên hoặc phải đặt phòng với giá thời chiến. Khách sạn ở Astana đặt 2 đêm qua mạng có 36000 T mà nếu lỡ máy bay phải ở lại thêm một đêm họ lấy đến 38000 T! Khách sạn Kazakhstan (xịn nhất thời Liên Xô) đặt sau giờ trưa, cộng giảm giá các loại mà vẫn 62.000 KZT, phòng bé tí trên tầng 25 ngay dưới sàn Karaoke tầng 26, nước bồn tắm đứng thì không thoát.
8. Giá cả
Khó có thể nói là Kazakhstan rẻ hẳn (Kyrgyzstan thì rẻ) vì giống Nga, đồ ăn thức uống trong siêu thị thì rẻ, không chết đói được nhưng nhiều dịch vụ thì đắt (nhất là nhà hàng) so với mặt bằng chung và không đáng tiền. Em thử liệt kê giá một vài thứ để các bác tự đánh giá:
Xăng 92 1 L : 182 T (9100 VND)
Sô cô la Kazakhstan 100g: 509 T (25k)
Nước lọc Asu 1.5L: 200 T (10k)
Gạo Ak-Marzhan 1kg : 226 T (10,5k)
Cánh gà nướng siêu thị 1kg : 5620 T (280k)
Bắp cải cuộn cơm gà s.thị 1kg: 1538 T (77k)
Vé lên tháp Baiterek 1 ng:13145 T (328K)
Vé vào bãi biển (hồ bơi) trong nhà Khan Shatyr 1ng: 20.000 T (500k)
Lều trại có điện nước trên núi 1 đêm: 40.500 T (2tr)
Nhà hàng Trung Quốc Almaty 2ng: 14.000 T (700k)
Nhà hàng Hàn Quốc Astana 2ng: 18.000 T (900k)
9. Ăn uống
Ở các nước Liên Xô cũ, muốn ăn rẻ, hợp vệ sinh và giống người địa phương thì tìm các Stolovaya để ăn. Đây là các quán ăn tự chọn giống kiểu cơm bình dân ở ta. Lấy khay, xếp hàng, lấy xa-lát, lấy đồ uống, lấy bánh mì, có cả bánh ngọt rồi đến chỗ thức ăn mặn thì ăn gì chỉ nấy. Thường có thức ăn nóng nhưng cũng có món người ta quay lò vi sóng. Vấn đề duy nhất là những quán này chỉ dân địa phương mới biết, nên phải hỏi vì trong khu dân cư thì không biển hiệu. Ở Nga hay Almaty thì đôi chỗ có trên Google Maps.
Các nước Liên Xô cũ thì không nên ăn đồ châu Á vì không ra gì, trừ sushi thì tạm nuốt được, phở ăn cho biết chứ phí tiền. Ở Kazakhstan và Uzbekistan thì đồ Hàn Quốc ăn tàm tạm nhưng cũng đắt và không ngon (vì thực tế nấu đúng kiểu Triều Tiên cổ truyền, nên… không ngon!). Người gốc Triều Tiên (sang từ thời Stalin) và người Hàn Quốc rất giàu và có ảnh hưởng sâu rộng ở Trung Á.
Các món Kazakh thì cũng ăn cho biết chứ không đặc sắc lắm, nhất là không nên gọi món Kazakh kebab vì tên là thế nhưng sườn cừu mang ra lại là luộc. Món ngon nhất vẫn là Shashlik, và cứ hàng nào quạt than khói mù mịt, dù ven đường quốc lộ là đều ăn rất được.